Ngành ngân hàng còn động lực gì để tiếp tục kì vọng trong cuối năm 2022 và đầu năm 2023 (PHẦN 2)

, , , , , , , , ,

Ngành ngân hàng còn động lực gì để tiếp tục kì vọng trong cuối năm 2022 và đầu năm 2023
Tiếp nối phần 1 sẽ là phần 2 về đánh giá tổng quan nhóm ngành ngân hàng

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHÓM NGÀNH NGÂN HÀNG (Phần 2)

#MBB, #STB, #VCB, #TPB, #VPB, #TCB, #BID, #CTG, #VIB, #LPB, #HDB, …

Lãi suất cho vay duy trì mức thấp; lãi suất tiền gửi tiếp đà tăng mạnh

Tại thời điểm cuối Q1/22, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 và 12 tháng không đổi so với mức cuối năm 2020 và năm 2021; tuy nhiên đã tăng trở lại kể từ tháng 5/22.

Liên quan đến lãi suất cho vay, cần nhắc lại một chút về việc Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã thực hiện hỗ trợ lãi suất với quy mô 3.000 tỷ đồng vào năm ngoái. Chính sách này hỗ trợ mức lãi suất cho vay từ 3-4%/năm đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19. Quan trọng hơn, Chính phủ đã có phương án khác trong năm nay với gói hỗ trợ lên đến 40.000 tỷ đồng với mức lãi suất cho vay ưu đãi 2% đến hết năm 2023. Đây là chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước sử dụng, và được triển khai trên diện rộng thông qua các ngân hàng thương mại, với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh… tiếp cận vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Nhờ những chính sách hỗ trợ này, Em kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ giảm trung bình khoảng 10-30 điểm cơ bản so với cùng kỳ trong năm 2022. Ngược lại, lãi suất tiền gửi sẽ khó duy trì ở mức thấp và sẽ bắt đầu tăng trở lại trong năm nay do (1) nhu cầu huy động vốn tăng dựa trên (1) tín dụng tăng trưởng, (2) sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư hấp dẫn như bất động sản và chứng khoán và nhất là (3) áp lực lạm phát. Theo đó, lãi suất tiền gửi sẽ tăng 30-50 điểm cơ bản trong năm 2022. Em dự đoán lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại các NHTM sẽ tăng lên mức 5,9-6,1%/năm vào cuối năm 2022, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức 6,8%/năm giai đoạn trước dịch bệnh. Ngoài ra, trong trường hợp Thông tư 08/21/TT-NHNN không được gia hạn thêm 1 năm nữa, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay dài hạn sẽ giảm từ mức 37% xuống 34% bắt đầu từ ngày 01/10/2022; đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ phải giảm nguồn vốn ngắn hạn hoặc tăng cho vay trung và dài hạn để đáp ứng yêu cầu nói trên. Diễn biến NIM trong năm sau có thể sẽ không tương đồng giữa các ngân hàng. Theo Em, các ngân hàng có thể cải thiện NIM trong năm sau khi sở hữu những lợi thế cạnh tranh như:

• Hệ số CASA cao hoặc tỷ lệ LDR thấp: giúp giảm được chi phí vốn trong bối cảnh lãi suất cho vay giảm.

• Có khả năng vay vốn nước ngoài: giúp các ngân hàng vay được vốn với lãi suất thấp trong bối cảnh tỷ giá ổn định.

• Có khả năng mở rộng cho vay cá nhân, theo đó gia tăng tỷ suất lợi nhuận

Chất lượng tài sản: vẫn trong tầm kiểm soát

Chất lượng tài sản của các ngân hàng đã phần nào bị ảnh hưởng do hậu quả của đại dịch Covid-19, trong đó tỷ lệ nợ xấu (NPL) trung bình Q1/22 tăng trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm nhẹ so với mức cuối Q4/21. NPL trung bình tăng lên 1,5% vào cuối Q1/22 từ mức 1,39% vào cuối Q4/21. Tỷ lệ nợ xấu nhóm 5 tăng nhẹ lên mức 0,58% vào cuối Q1/22 từ mức 0,51% vào cuối Q4/21. Tổng cho vay của 15 ngân hàng niêm yết tăng 6,7% so với đầu năm trong khi nợ xấu tăng 11,4%. Năm ngân hàng có tỷ lệ NPL thấp nhất gồm TCB TCB (0,67%), VCB (0,81%), ACB (0,82%) và MBB (0,99%). Chi phí tín dụng bình quân của 15 ngân hàng niêm yết giảm về 1,48% trong Q1/22 từ mức 1,84% trong năm 2021 và 1,51% trong Q1/21. Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí dự phòng/lợi nhuận trước dự phòng (PPOP) giảm nhẹ về 28,9% trong Q1/22 từ mức 31,4% trong Q1/21 nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngân hàng và việc quản lý chi phí hiệu quả (CIR thấp). Những ngân hàng ghi nhận dự phòng lớn bao gồm BID (62,1%), CTG (43,2%), TPB (31,8%). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm về 147,2% vào cuối Q1/22 từ mức 151,4% vào cuối năm 2021, tuy nhiên vẫn cao hơn mức 108,6% vào cuối năm 2020. Năm ngân hàng có LLR cao nhất gồm VCB (372,6%), BID (259,2%), MBB (250,1%), ACB (197,7%) và CTG (197,3%).

Bước ngoặt đến gần

Em kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng tốc vào năm 2022 nhờ xuất khẩu tăng trưởng mạnh, nhu cầu phục hồi và được các chính sách tài khóa hỗ trợ; và ngành Ngân hàng là lựa chọn đầu tư tiêu biểu trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch. Mặc dù biên lãi thuần NIM khó có thể tiếp tục cải thiện do lãi suất huy động cao hơn, các ngân hàng vẫn có thể duy trì tăng trưởng lợi nhuận tốt (ước tính khoảng +29,4% svck; +25,6% svck nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường từ mảng bảo hiểm của VPB) và khả năng sinh lời mạnh mẽ ở mức 22% trong năm nay, do tín dụng tăng trưởng ổn định, thu nhập từ phí tăng nhanh và chi phí tín dụng được kiểm soát tốt. Ngành ngân hàng đang giao dịch ở mức P/BV dự phóng trung bình là 1,46 lần trong năm 2022 - thấp hơn nhiều so với mức P/BV trung bình 3 năm là 2 lần mặc dù lợi nhuận toàn ngành ước tính vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và khả năng sinh lời ROE cao, điều này cho thấy mức định giá rất hấp dẫn đối với ngành, theo quan điểm của em.

Ngành ngân hàng đã phải đối mặt với những khó khăn do lo ngại về lạm phát, NIM thu hẹp và nợ xấu tăng nhanh sau khi Thông tư 14 kết thúc. Hơn nữa, tâm lý dè chừng đối với cổ phiếu ngân hàng đã trở nên nghiêm trọng hơn do phản ứng thái quá của nhà đầu tư khi Chính phủ có những động thái quản lý và giám sát chặt chẽ hơn đối với thị trường vốn, cho dù việc này sẽ giúp cải thiện tính minh bạch và bền vững của thị trường trong dài hạn. Em tin rằng những sự kiện nói trên sẽ không đem lại những hệ quả nghiêm trọng và các ngân hàng Việt Nam có thể vượt qua mọi rủi ro về chất lượng tài sản nhờ vào bộ đệm dự phòng lớn và việc kiểm soát chặt chẽ khi giải ngân vào phân khúc bất động sản có rủi ro cao; và đợt bán tháo ồ ạt vừa qua đã đưa định giá của các ngân hàng về mức rất hấp dẫn.

2. Xu hướng

  • Xét theo yếu tố kĩ thuật thì đa số chart của các cổ phiếu ngân hàng đều đang ở vùng đáy và xây nền đi lên. Cá biệt có một số cổ phiếu khỏe hơn so với tình hình chung của ngành như STB, BID, CTG, MBB đã bứt phá qua được những vùng cản mạnh và vẫn đang leo lên dần dần.
  • Xu hướng dài hạn của các cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn rất tích cực, cụ thể ở chart tuần hay tháng các cổ phiếu dòng bank đang có dấu hiệu tạo đáy trung và dài hạn và có xu hướng tích lũy trở lại. Các chỉ báo RSI và MACD ở chart tuần và ngày đang có tín hiệu tích cực hơn so với thời gian qua, sức bán đã giảm nhiệt dần.
  • Xu hướng của các cổ phiếu ngành ngân hàng hiện tại đang là đi ngang sau những đợt hồi phục vừa rồi. Cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt e nghĩ trong thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục đi lên.

#NOTE: Các bác theo dõi nhé. Em nhận định theo sự khách quan, đánh giá trên nền tảng cơ bản của DN, và soi PTKT kỹ lưỡng, NGUYÊN TẮC không đánh hàng lởm. Nên vì thế các bác có theo thì phải tuân thủ kỷ luật. Em không hô hào, mọi thông tin đều rõ ràng và công khai.

Chúc các bác giao dịch thành công. Like, chấm và follow để theo dõi được các bài viết chất lượng của em trong thời gian tới các bác nhé. Em cảm ơn!