Ngành xi măng - Thời đến chưa?

,
  1. Yếu tố vĩ mô:

• Cơ hội:
Theo Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), sản lượng xi măng, clinker xuất khẩu cả năm 2021 đạt hơn 45 triệu tấn, trị giá gần 1,8 tỷ USD, giá xuất khẩu trung bình khoảng 39 USD/tấn. Trong đó, xuất khẩu clinker chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với xi măng.

Đối tác nhập khẩu lớn nhất của xi măng Việt Nam là thị trường Trung Quốc. Trong bối cảnh nước này thắt chặt nguồn cung nội địa, hạn chế sản xuất để bảo vệ môi trường; khủng hoảng điện năng tại nước này đang ngày một nghiêm trọng hơn. Trung Quốc hiện đang tăng cường nguồn lực để nhập khẩu xi măng. Do quốc gia này có dân số “khủng” nên nhu cầu nhà ở là không thể thiếu. Vì thế tôi nhận định rằng lượng xi măng clinker xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2022.
• Ngoài ra, tại thị trường trong nước, giá xi măng Việt Nam vẫn đang có những biến động nhất định. Giá điện, xăng, nhân công, vận chuyển,… tăng liên tục khiến giá xi măng trong nước liên tục tăng.
• Ngoài ra, tại thị trường trong nước, giá xi măng Việt Nam vẫn đang có những biến động nhất định. Giá điện, xăng, nhân công, vận chuyển,… tăng liên tục khiến giá xi măng trong nước liên tục tăng.
• Đặc biệt ở khu vực miền Nam nước ta, nơi tập trung nhiều khu đô thị, thành phố. Nhưng số lượng nhà máy sản xuất xi măng chỉ có 8 và phân bố không đều. Tổng lượng sản xuất chỉ đáp ứng được 1/3 tổng nhu cầu của khu vực. Giá xi măng bán ra không có khác biệt quá lớn giữa các thương hiệu sản xuất. Từ đó tạo được sự đồng đều cho sản phẩm, người mua dễ dàng lựa chọn hơn.
• Đồng thời tôi cũng kỳ vọng trong vài năm tới, công suất trong nước sẽ tăng từ 10 -15%. Cùng với sự giảm tốc của kênh xuất khẩu, sẽ dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường trong nước. Điều này đặc biệt xảy ra tại miền Bắc và miền Trung - nơi có các dự án mới nhiều nhất và có tỷ lệ xuất khẩu cao hơn.
• Cuối cùng, trên thị trường chứng khoán đang xuất hiện thông tin về việc khả năng kế hoạch thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp xi măng sẽ thay đổi, qua đó, các nhà phân tích kỳ vọng sẽ có tác động tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện luồng thông tin này chưa được kiểm chứng.
• Rủi ro:
• Nhu cầu tại Trung Quốc yếu do xây dựng chững lại, kho dự trữ tăng dần. Tại Thượng Hải, giá xi măng nhập khẩu thấp khiến nhiều nhà sản xuất tại khu vực này phải giảm giá sản phẩm để cạnh tranh.

• Nhu cầu mặt hàng này tại Trung Quốc khó hồi phục trong thời gian ngắn do thị trường BĐS tại Trung Quốc chịu tác động của chính sách 3 làn ranh đỏ.

• Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, ngành xi măng chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng nguyên nhiên liệu đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Chủ yếu đến từ áp lực giá nguyên liệu đầu vào năng lượng (than) tăng mạnh từ đầu năm, gây áp lực tăng giá bán cho xi măng.
• Giá than tăng quá mạnh là nguyên nhân chính đẩy giá thành sản xuất duy trì ở mức cao. Giá than nhập khẩu vẫn giữ ở mức 154 USD/tấn, cao hơn 90% so với cùng kỳ, chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường năng lượng thế giới. Nhìn vào con số nhập khẩu than 11 tháng 2021 cho thấy, cả nước chỉ nhập 30 triệu tấn than (cùng kỳ 50 triệu tấn), nhưng do giá than nhập về cao, nên trị giá đã lên gần 3,5 tỷ USD (cùng kỳ nhập 50 triệu tấn, trị giá 3,815 tỷ USD). Điều này chỉ có thể khắc phục khi DN có lượng tồn kho giá rẻ kèm khả năng phân phối tốt.

Nguồn cung xi măng tiếp tục duy trì ở mức rất cao với nguồn cung năm 2022 dự kiến đạt 107 triệu tấn. Trong khi nhu cầu xi măng trong nước dự kiến từ 63 - 64 triệu tấn, dẫn đến cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thương hiệu xi măng trong nước.
2. Nhìn vào yếu tố cơ bản

Một số doanh nghiệp sản xuất xi măng đã thông báo về việc điều chỉnh giá bán và sẽ áp dụng ngay vào cuối tháng 3 này.

• Các doanh nghiệp đã cố gắng tìm giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu nhưng vẫn không thể bù đắp chi phí đầu vào. Để ổn định sản xuất, đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm, một số doanh nghiệp sản xuất xi măng đã thông báo điều chỉnh giá bán sản phẩm xi măng bao và xi măng rời.

• Cụ thể, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (Vicem Hà Tiên) gửi đến nhà phân phối, khách hàng cũng là do giá nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất xi măng hiện đều tăng; đặc biệt là giá xăng dầu và than đá tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm dẫn đến giá thành sản xuất xi măng tăng cao.

LIỆU VIỆC TĂNG GIÁ BÁN ĐỂ BÙ ĐẮP CHI PHÍ SẢN XUẤT CÓ LÀ GIẢI PHÁP TỐT ?

• Việc tăng giá đầu ra không thể bù đắp mức tăng giá than +57,15 % so với quý trước, đưa giá than bình quân tăng trên 22% so với cùng kỳ.

(Than là nhiên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng: Từ năm 1995 trở lại đây, tất cả các nhà máy xi măng Việt Nam đều sử dụng chủ yếu là loại than cám 4, còn dầu FO chỉ sử dụng trong trường hợp mồi lò quay trước nhiệt độ bắt cháy của than mịn antraxit )

• Theo thống kê trên thế giới, 90% năng lượng cho ngành xi măng được cung ứng bởi than và trung bình cần 111-245kg than (độ ẩm < 5%, tùy theo nhiệt trị) để sản xuất 1 tấn Xi măng, (theo global cement). Bởi vậy, tính trung bình 6 tháng cuối năm 2021, giá than chiếm 30% giá thành sản xuất trong công nghiệp xi măng trên thế giới.

• Vậy chúng ta có thể tính nhanh rằng, khi giá than chỉ cần tăng thêm 1% thì chi phí sản xuất sẽ tăng thêm 0.3%. Với bối cảnh hiện nay, nhiều chuyên gia và tổ chức tài chính uy tín toàn cầu đã nhận định giá than đá có thể vượt ngưỡng 500 USD/tấn trong năm 2022 khi giá khí đốt tăng mạnh có thể khiến các nước châu Âu chuyển sang sử dụng than đá, điều này hoàn toàn có thể dẫn đến việc chi phí sản xuất xi măng tăng thêm từ 11-15%.

• Cần nhớ rằng năm ngoái giá than tăng đã kéo cho lợi nhuận trước thuế của HT1 năm 2021 từ 728 tỷ đồng xuống 481 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ do giá than tăng cao.

Câu hỏi đặt ra liệu giá bán cao có đủ bù đắp khi giá nguyên liệu đầu vào không chỉ có than tiếp tục tăng mạnh ?

Điều này chúng ta phải kỳ vọng vào việc xử lý linh hoạt của các doanh nghiệp trong việc giảm giá thành sản xuất và mở rộng kênh phân phối sang thị trường nước ngoài. Đặc biệt, VICEM tiếp tục triển khai chương trình kinh tế tuần hoàn, tăng cường sử dụng chất thải từ các ngành công, nông nghiệp khác (bùn thải, rác thải), tro, xỉ, thạch cao nhân tạo… để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên không tái tạo (đá vôi, sét, than…) nhằm giảm giá thành sản xuất; đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường.

• Điểm qua nhanh lượng hàng tồn kho các DN xi măng: Nhìn cơ bản lượng tồn kho có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn duy trì ở mức cao. Điều này sẽ hỗ trợ cho các DN ở quý 1 này có thêm 1 lượng hàng giá rẻ đáp ứng được nhu cầu trong nước và quốc tế.

• 1 vài điểm cần lưu ý thêm: Áp lực cạnh tranh gia tăng khi các nhà máy mới đi vào hoạt động trong năm 2021 - 2022 khiến cho tình trạng dư thừa công suất tiếp tục gia tăng làm tình hình cạnh tranh giá bán sẽ tiếp tục (đặc biệt tại thị trường miền Bắc và miền Trung).

  1. Nhìn vào yếu tố kĩ thuật: ( Lưu ý: Số liệu được lấy tại 14:50 tức sau phiên giao dịch ngày 15/3/2022 – Vì vậy hiện nay điểm mua đã có thể thay đổi )

HT1 sau khi cho thấy động lực tăng giá giảm ở vùng đỉnh (10-12/2021) - Chỉ báo RSI cho phân kỳ âm. HT1 đã trải qua 1 giai đoạn điều chỉnh tương đối mạnh. Sau khi có dấu hiệu tạo đáy ( lực cung cạn) cổ phiếu này dần đi lên kèm thanh khoản cải thiện. Ấn tượng ở phiên 11/3 đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của dòng tiền lớn khi vụt tăng trần kèm khối lượng lớn.

Tuy nhiên hãy để ý rằng, thanh khoản vùng cung cũ lớn tương ứng với 1 lượng cung khổng lồ đang chực chờ bán ra. Điều này chứng minh thêm bởi 2 cây nến có xu hướng đảo chiều tiếp sau đó. Mặc dù thế khi ta nhìn kĩ hơn ở khung đồ thị nhỏ hơn ( 1 giờ, 4 giờ) tôi thấy HT1 đang kiểm tra lượng cung ở vùng này rất tốt. Tín hiệu mua sẽ xác nhận khi xuất hiện 1 cây tăng vol tương đối trên khung đồ thì ngày.

Trong xu hướng xấu thì vùng hỗ trợ là 22.6, tuy nhiên nếu giá HT1 quay về vùng này thì gần như cơ hội tăng tiếp là hầu như không có.

Đánh giá thêm về 2 mã là BCC và HOM tôi đều nhận thấy sự đồng dạng ở dòng này. Nếu xem xét để lựa chọn tôi sẽ đánh giá cao yếu tố kỹ thuật của BCC hơn khi lượng tiền vào ổn định, vượt cản trước và test kháng cự trước.

Chỉ số momentum trên optuma cho kết quả như sau: Điều này phù hợp nhận định tôi là BCC có sức mạnh giá mạnh hơn so với các DN cùng ngành.

Lựa chọn đầu tư của tôi sẽ hướng vào BCC → HT1 → HOM sau khi các cổ phiếu này tạo đầy đủ tín hiệu kĩ thuật.

1 Likes

SCJ tăng nhanh hơn vì không cồng kềnh. Trên UPCOM nên không dùng margin được, do đó những người mua là những người có tiền thịt, họ không cần xả hàng khi có biến động.

1 Likes

Hợp lý



Chính phủ Triển khai gói đầu tư công, không thể nào thiếu được nhóm VLXD. Đã lên tàu HOM, BCC đâng lãi, chờ điểm gia tăng và gồng lãi tiếp thôi :sweat_smile: :sweat_smile:
Tham gia Room cộng đồng mình sẽ hỗ trợ trong phiên nhé!