Phân tích cổ phiếu VCG - Kỳ vọng nhờ Đại dự án "Cái Giá Cát Bà"?

1. TÌNH HÌNH KINH DOANH
Ở quý 1/2022, doanh thu thuần đạt 2173 tỷ đồng tăng 54% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt 131 tỷ, tăng trưởng rất tốt so với cùng kỳ (cùng kỳ âm 91 tỷ). Sự tăng trưởng vượt bậc ấy chủ yếu đến từ lợi nhuận của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, cụ thể ở đây là doanh thu hoạt động xây lắp.
Mảng xây lắp đóng góp rất lớn vào doanh thu và lợi nhuận của VCG, nhưng ngược lại, biên lợi nhuận mảng này lại thấp nhất, chỉ khoảng 5-6%. Các mảng khác có biên lợi nhuận tốt hơn như kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp cũng đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của doanh nghiệp.
=> Lũy kế 6 tháng đầu năm, VCG đã đạt 3506 tỷ doanh thu, hoàn thành 23% về kế hoạch; đạt 890 lợi nhuận trước thuế hoàn thành 63,6% so với kế hoạch đã đề ra.
2. ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ
*ĐIỂM NHẤN 1: Mảng xây lắp vững mạnh và phát triển
VCG là doanh nghiệp có lịch sử lâu đời, và có các hợp đồng thi công đa dạng, từ nhà ở đến công nghiệp, hạ tầng và có nhiều cơ hội trúng thầu các dự án. Mảng xây lắp hiện tại đang là mảng chiếm phần lớn doanh thu và lợi nhuận của doang nghiệp mặc dù biên lợi nhuận mảng này khá thấp.
Trước đây, VCG là tổng thầu, giao việc xây dựng cho các công ty con và chỉ thu phí quản lý. Tuy nhiên, gần đây công ty mẹ trực tiếp xây dựng và quản lý các dự án. Biên lợi nhuận gộp thông thường của hoạt động xây dựng là 3-5% và có thể tăng lên 8-12% đối với một số dự án đặc biệt.
2 đại dự án lớn nhất là Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây sẽ được VCG tập trung triển khai trong năm nay, mục tiêu dự kiến hoàn thành ít nhất 60% tiến độ từng dự án, các công trình còn lại cũng sẽ được VCG gấp rút hoàn thiện do đang bị trễ so với kế hoạch đề ra.
Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng Gói thầu số 2.4 của dự án Sân bay Long Thành với tổng giá trị lên tới 24 nghìn tỷ đồng sẽ sớm được thi công, mang lại cho doanh nghiệp nguồn lợi nhuận đột phá trong những năm tới.
*Triển vọng mảng xây lấp đến từ:

  • Biên lợi nhuận được cải thiện
    Giá thép giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm: Giá thép Việt Nam đạt đỉnh 19000 đồng/kg trong 2 quý đầu năm 2022. Từ tháng 7/2022, giá thép bắt đầu hạ nhiệt, tới thời điểm hiện tại giá thép đang giao động ở mức 15000 đồng/kg (giảm 27% so với 2 quý đầu năm)
    VCG nhận được những dự án quan trọng với biên lợi nhuận cao hơn: Đến chủ yếu từ các dự án được ký mới trong cuối năm 2020, với tổng giá trị đạt tới 10.000 tỷ đồng, hai dự án Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây là 2 trong 3 dự án có giá trị thi công cao nhất đang được VCG đẩy nhanh tiến độ từ năm 2021
    VCG áp dụng công nghệ BIM: Đẩy nhanh tiến độ thi công, giúp tiết giảm chi phí
    => Nguyên vật liệu đầu vào đang hạ nhiệt, cũng như VCG ghi nhận được những dự án với biên lợi nhuận cao, góp phần giúp doanh nghiệp tiết giảm được chi phí, cải thiện biên lợi nhuận cho mảng xây lắp và tăng trưởng về kết quả kinh doanh.
  • Hưởng lợi từ đầu tư công:
    Chính phủ Việt Nam vẫn coi giải ngân vốn đầu tư công là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những năm tới, đặc biệt tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng.
    => Việc hàng loạt các dự án cao tốc sẽ được đẩy mạnh triển khai trong giai đoạn 2022-25 sẽ mở ra cơ hội bứt phá lợi nhuận cho nhóm các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng giao thông, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt như VCG.
    Đối với hoạt động BĐS, Vinaconex định hướng khai thác BĐS ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Quảng Nam với 3 phân khúc bất động sản chính là nhà ở, công nghiệp và nghỉ dưỡng. Mảng BĐS mang lại cho VCG mức lợi nhuận tích cực do biên gộp của mảng này rất cao.
    Tại thời điểm quý 2/2022, dự án đã được đầu tư 4896 tỷ đồng và ghi nhận ở khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
    Hiện đã là giai đoạn hậu covid, dịch bệnh cũng đã bớt đi, Thiên thời - địa lợi - nhân hòa chính là câu dành cho đại dự án Cát Bà Amantina - chuỗi BĐS nghỉ dưỡng cao cấp mang thương hiệu VINACONEX khởi công trong 2022, đem lại cho VCG một nguồn doanh thu khổng lồ trong thời gian tới.
    *ĐIỂM NHẤN 2: Mảng Bất động sản - QUỸ ĐẤT LỚN VÀ TRIỂN VỌNG
    Đối với hoạt động BĐS, Vinaconex định hướng khai thác BĐS ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Quảng Nam với 3 phân khúc bất động sản chính là nhà ở, công nghiệp và nghỉ dưỡng. Mảng BĐS mang lại cho VCG mức lợi nhuận tích cực do biên gộp của mảng này rất cao.
    *Dự án Cái Giá Cát Bà khởi công:
    Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư và Phát triển Du lịch VINACONEX ITC (VCG chiếm 51%)
    Tổng diện tích dự án: 172,37 ha
    Tổng mức đầu tư: 10.941,88 tỷ đồng
    Tiến độ thực hiện dự án:
    Hoàn thành giai đoạn I trong năm 2023
    Hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2025
    Tại thời điểm quý 2/2022, dự án đã được đầu tư 4896 tỷ đồng và ghi nhận ở khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
    Hiện đã là giai đoạn hậu covid, dịch bệnh cũng đã bớt đi, Thiên thời - địa lợi - nhân hòa chính là câu dành cho đại dự án Cát Bà Amantina - chuỗi BĐS nghỉ dưỡng cao cấp mang thương hiệu VINACONEX khởi công trong 2022, đem lại cho VCG một nguồn doanh thu khổng lồ trong thời gian tới.
    3. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
    VCG hiện tại đã hoàn thành mẫu hình Vai – Đầu – Vai ngược. Tuy nhiên diễn biến thị trường chung hiện tại chưa hỗ trợ cho 1 đợt tăng giá mạnh của cổ phiếu.
    Target 1: 27-28 (Kháng cự)
    Target 2: 32-33 (Target của mô hình VĐV ngược)
    #VCG
1 Likes

Nay vớ vẩn CE chứ không đùa