Tin Thị trường 03.03.2022: Chủ tịch Fed: Kế hoạch tăng lãi suất không bị ảnh hưởng

Index Close %
Dow Jones 33,889.96 +1.79%
Dầu WTI 110.84 +7.18%
Vàng 1,928.88 -0.74%
Tỷ giá 22,845 +0.13%

Thông tin vĩ mô

  • Ít nguồn cung có thể thay thế Nga, giá dầu vượt 110 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 7,19 USD, tương đương 7%, lên 110,6 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 112,51 USD/thùng. Đây là mức giá đóng cửa cao nhất kể từ tháng 6/2014 với Brent, từ tháng 5/2011 với WTI. Riêng tuần này, giá dầu Brent đã tăng hơn 15% khi phương Tây áp lệnh trừng phạt đáp trả Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine. Các lệnh trừng phạt nhắm vào giao dịch tài chính và ngân hàng Nga, mục đích làm suy yếu kinh tế nước này, nhưng chưa hướng đến ngành năng lượng. Nga xuất khẩu khoảng 8% nguồn cung dầu toàn cầu, tương đương 4 – 5 triệu thùng/ngày.OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, ngày 2/3 nhất trí tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày trong tháng 4 như những tháng trước đó. Dù vậy, các quốc gia thành viên liên minh này vẫn chưa thể đạt mục tiêu sản lượng đề ra, làm gia tăng khoảng trống cần lấp đầy trong dự trữ. Tồn kho dầu thô tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 25/2 giảm 2,6 triệu thùng, theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), xuống 413,4 triệu thùng. Tồn kho xăng giảm 0,5 triệu thùng, tồn kho các sản phẩm tinh chế giảm 0,6 triệu thùng.
  • Giá than tương lai vượt 300 USD/tấn, lập kỷ lục mới. Chiến sự tại Ukraine khiến nhu cầu cung cấp than cho nguồn điện, đặc biệt tại các quốc gia châu Âu tăng. Bên cạnh đó, Đức ngừng mua khí đốt của Nga để giảm sự phụ thuộc vào Moscow và thay thế khí đốt bằng than. Các diễn biến trên khiến nguồn cung than hạn hẹp và đẩy giá lên cao. Hơn 50% khí đốt Đức sử dụng là từ Nga nhưng quốc gia này đã thay đổi chính sách sau khi Moscow đem quân đến Ukraine. Nga là quốc gia sản xuất than lớn thứ 6 trên thế giới trong năm 2020 với 303 triệu tấn, chiếm 5,2%. Quốc gia này có 131 mỏ than hoạt động. Theo số liệu tháng 2, Nga cung cấp 3,3 triệu tấn than qua đường biển cho châu Âu. Cuộc chiến tại Ukraine sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn than từ Nga nên các quốc gia châu Âu sẽ tìm lượng cung từ Mỹ, Colombia và Nam Phi, điều này khiến cung thế giới càng thêm thắt chặt.
  • Giá photpho vàng, lưu huỳnh tăng 5-7% trong một ngày. Theo Sunsirs.com, ngày 1/3, giá mặt hàng này là 39.333 nhân dân tệ /tấn (6.230 USD/tấn), tăng 4,5% so với ngày 28/2. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này tăng khoảng gần 15%. Trước đó, hồi tháng 10/2021, giá mặt hàng này tại Trung Quốc lên 52.900 nhân dân tệ/tấn (8.370 USD/tấn), cao nhất lịch sử. Theo các chuyên gia, giá tăng do thiếu hụt năng lượng trầm trọng tại thị trường nội địa và các vấn đề về môi trường. Trung Quốc là nhà sản xuất photpho vàng lớn nhất thế giới, khoảng 80.000 tấn mỗi năm. Lượng photpho sản xuất ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu nội địa. Năm ngoái, sản lượng của Trung Quốc giảm vì thiếu điện và chính phủ nước này thực hiện các mục tiêu về môi trường khiến giá tại các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên tăng.
  • Giải pháp giữ ổn định xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga. Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Nga ở Đông Nam Á. Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt khoảng 7,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt khoảng 4,5 tỷ USD. Có những doanh nghiệp đã giao hàng cho đối tác ở Nga nhưng chưa nhận được tiền và đang băn khoăn về việc sẽ thu tiền hàng như thế nào khi Nga bị loại khỏi hệ thống hiệp hội Viễn thông Tài chính liên ngân hàng toàn cầu SWIFT. Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga liên tục tăng những năm gần đây. Năm 2021, giá trị xuất khẩu nông sản giữa 2 nước đạt khoảng 550 triệu USD, chiếm khoảng 1/10 tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam sang Nga.
  • OPEC+ giữ nguyên chiến lược khai thác bất chấp giá dầu tăng. Các bộ trưởng của 23 nước thuộc OPEC+ chung quan điểm giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng dầu ở mức 400.000 thùng/tháng vào tháng 4 trong cuộc họp trực tuyến kéo dài khoảng 15 phút. Theo báo cáo của OPEC, trong giai đoạn từ tháng 12/2021-1/2022, các thành viên OPEC đã tăng sản lượng thêm 64.000 thùng/ngày, đưa tổng sản lượng của khối lên 27,981 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng 400.000 thùng/ngày mà OPEC+ nỗ lực hướng tới kể từ tháng 8/2021, khi liên minh này bắt đầu thu hẹp dần các mức cắt giảm sản lượng để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế toàn cầu, sau cú sốc do làn sóng lây nhiễm đầu tiên của dịch Covid-19.
  • Chủ tịch Fed: Kế hoạch tăng lãi suất không bị ảnh hưởng bởi căng thẳng Nga – Ukraine. Fed sẽ bám chặt kế hoạch tăng lãi suất trong tháng 3 để kiềm chế lạm phát. Chủ tịch Fed không đưa ra tín hiệu nào về việc có thể phải tăng lãi suất bao nhiêu với tốc độ ra sao. “Vì vậy, chúng tôi cho rằng việc tăng lãi suất mục tiêu trong phiên họp chính sách tháng này là phù hợp. Sau đó, Fed sẽ giảm danh mục trái phiếu chính phủ gần 8.500 tỷ USD vào cuối năm nay”, chủ tịch Fed cho hay. Căng thẳng Nga – Ukraine khiến các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có cái nhìn không chắc chắn về triển vọng kinh tế. “Tình trạng gián đoạn nguồn cung ngày càng lớn và dai dẳng hơn dự đoán”, ông Powell nhận định. Chủ tịch Fed theo đó cũng nhắc lại cam kết rằng sẽ cứng rắn ở mức cần thiết để đưa giá cả thị trưởng trở lại bình thường. “Chúng tôi sẽ sử dụng các công cụ chính sách khi cần để ngăn chặn lạm phát lên cao và dai dẳng hơn”. Ngân hàng trung ương Mỹ dự kiến tăng lãi suất, hiện là gần 0, tại cuộc họp chính sách ngày 15-16/3, trước khi có thể có nhiều đợt tăng lãi suất khác trong năm nay và năm sau

Tin doanh nghiệp

  • TDM: Nước Thủ Dầu Một (TDM) đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2022 giảm 27% về 246,7 tỷ đồng
  • HAG: Ngân hàng vừa bán thêm 25,4 triệu cổ phiếu HNG để thu hồi nợ của Hoàng Anh Gia Lai (HAG)
  • HAH: Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH): Cổ đông lớn mua thêm 152.200 cổ phiếu
  • NKG: HOSE nhắc nhở Thép Nam Kim (NKG) chậm nộp hồ sơ thay đổi niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu ESOP
  • GVR: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR): Lãnh đạo mua vào gần 2 tháng mới công bố
  • DHG: Dược Hậu Giang (DHG) đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 giảm nhẹ, đạt 853 tỷ đồng
  • CKG: CIC Group (CKG) vừa phát hành 4,1 triệu cổ phiếu ESOP cho 76 người lao động
  • NVL: Novaland (NVL) dự kiến góp 5.875 tỷ đồng vào 3 công ty con
  • TNG: Doanh thu tháng 2 của TNG tăng trưởng 27%
  • PHR: Cao su Phước Hòa (PHR) nhận quyết định thu hồi đất thực hiện dự án Khu công nghiệp VSIP III

Diễn biến thị trường Phiên 02.03.2022

  • TTCK Việt Nam giảm điểm, tương đồng với diễn biến thị trường chứng khoán thế giới trước lo ngại về lạm phát tăng cao khi xung đột Nga và Ukraine tiếp tục leo thang và các biện pháp trừng phạt của nhiều nước đối với Nga kéo theo ảnh hưởng đến kinh tế thế giới.
  • Trái ngược với diễn biến thị trường chung, cổ phiếu nhóm dầu khi tăng mạnh PVS (+6.6%), PVD (+4%), BSR (+2.9%) sau khi giá dầu tăng mạnh vượt mức 110 USD/thùng trong bối cảnh Nga tiếp tục tấn công Ukraine.
  • Theo số liệu mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 2/2022, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không đạt 6.16 triệu lượt, tăng 57.8% so với tháng 2/2021, trong đó khách quốc tế lần đầu tiên vượt mốc hơn 100,000 lượt khách, tăng 350% so với tháng 2/2021giúp cổ phiếu hàng không tăng giá ở VJC (+2.9%).

Quan điểm kỹ thuật Phiên 02.03.2022

  • VNIndex tăng điểm tích cực ngay từ đầu phiên trước khi dần suy yếu và đánh mất phần lớn thành quả đạt được về cuối phiên
  • Vùng cản quanh 152x tiếp tục gây áp lực lên đà hồi phục của chỉ số và rủi ro điều chỉnh có thể sẽ tiếp tục xuất hiện trong phiên kế tiếp. Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng cơ hội hồi phục sau đó vẫn được đánh giá cao chừng nào vùng hỗ trợ then chốt quanh 1460 tiếp tục được giữ vững.
  • Sau khi chốt lời 1 phần trong những phiên trước, NĐT được khuyến nghị có thể mở lại từng phần vị thế trading ngắn hạn quanh vùng hỗ trợ của các mã mục tiêu.

Dự báo phiên giao dịch hôm nay

  • Vùng hỗ trợ cho VNINDEX là quanh 1460-1470 điểm
  • Khả năng hôm nay VNINDEX tiếp tục biến động trong biên độ hẹp khi thanh khoản có dấu hiệu giảm trong các phiên gần đây
  • Nhà đầu tư nên canh mua khi cổ phiếu và chỉ số về vùng hỗ trợ giá thấp, có thể sử dụng 1 phần margin với tỉ lệ an toàn. Nhóm cổ phiếu chú ý: Dầu khí, Phân đạp, Thép
  • Hạn chế mua full margin đòn bẩy cao