TOPIC về các doanh nghiệp có BTCT quý 3/2021 tăng trưởng

20. SSI: Lãi trước thuế riêng lẻ quý III đạt 831 tỷ đồng, tăng 103%
Lợi nhuận của SSI tiếp tục lập kỷ lục trong quý III.

Sau 9 tháng, công ty ước lãi trước thuế hợp nhất 2.100 tỷ đồng, vượt 12% kế hoạch năm.

Công ty dẫn đầu thị trường về mảng cho vay ký quỹ, với dư nợ cuối quý đạt mức kỷ lục 18.100 tỷ đồng.

Chứng khoán SSI (HoSE: SSI) công bố kết quả kinh doanh báo cáo riêng quý III, trong đó doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 1.846,3 tỷ đồng và 830,8 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận của SSI tiếp tục lập kỷ lục và tăng 103% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng, công ty ghi nhận tổng doanh thu 5.091 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.062,6 tỷ đồng, tăng lần lượt 53,3% và 91,8% so với cùng kỳ năm 2020. Dự kiến lợi nhuận hợp nhất trước thuế cho 9 tháng năm 2021 của SSI đạt khoản 2.100 tỷ đồng.

Với kết quả này, sau 9 tháng hoạt động SSI đã vượt 12% kế hoạch kinh doanh năm 2021 về lợi nhuận. Các lĩnh vực kinh doanh đều ghi nhận kết quả kinh doanh tốt, trong đó dịch vụ chứng khoán, nguồn vốn, kinh doanh tài chính và đầu tư là các lĩnh vực có đóng góp lớn nhất trong tổng doanh thu.

SSI dẫn đầu thị trường về mảng cho vay ký quỹ, với dư nợ cuối quý đạt mức kỷ lục 18.100 tỷ đồng.

1 Likes

21. PTB: Phú Tài ước lãi kỷ lục quý III
Doanh nghiệp dự kiến không thành mục tiêu doanh thu năm và vượt 1% mục tiêu lợi nhuận. Doanh thu quý III tăng 23% và lợi nhuận tăng 61% so với cùng kỳ năm trước.

Công ty cổ phần Phú Tài (HoSE: PTB) công bố doanh thu hợp nhất 9 tháng đạt 4.792 tỷ đồng, tăng 19%; lợi nhuận trước thuế 493 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước. Đơn vị thực hiện được 70% kế hoạch doanh thu và 76% kế hoạch lợi nhuận sau sau 3/4 chặng đường.

Riêng quý III, doanh thu hợp nhất công ty gỗ đạt 1.777 tỷ đồng, tăng 22,7%; lãi trước thuế 209 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ 2020. Đây là mức lãi kỷ lục Phú Tài ghi nhận trong 1 quý.

Đơn vị: tỷ đồng

2 Likes

Cảm ơn cụ share thông tin hữu ích

2 Likes

22. TNG: Dệt may TNG lãi kỷ lục quý III, cổ phiếu lên đỉnh
Dệt may TNG lãi 85 tỷ quý III, tăng 31%.

Doanh nghiệp thực hiện 97% mục tiêu lợi nhuận sau 9 tháng.

Cổ phiếu TNG tăng 78% trong vòng 3 tháng qua.

Dệt may TNG (HNX: TNG) công bố doanh thu quý III đạt 1.710 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 241 tỷ đồng, tăng 8,6%. Biên lãi gộp cải thiện từ 13,1% lên 14%.

Chi phí tài chính tăng 23%, chi phí bán hàng giảm 40,3% và chi phí quản lý tăng 31%. Theo đó, lợi nhuận sau thuế đạt 85,2 tỷ đồng, tăng 31% - mức lãi kỷ lục ghi nhận trong 1 quý.

Đơn vị: tỷ đồng

2 Likes

23. STK: Sợi Thế Kỷ lãi quý III gấp 3 lần so với cùng kỳ, chuẩn bị chào bán 13,6 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp
Doanh nghiệp đã thực hiện 66% mục tiêu doanh thu và 82% mục tiêu lợi nhuận năm.

Sợi Thế Kỷ chỉ duy trì được 55% công suất trong bối cảnh dịch bệnh.

Doanh nghiệp kỳ vọng hoàn thành hồ sơ phát hành tỷ lệ 20% trong quý IV.

Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) công bố doanh thu quý III đạt 468 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 62,4 tỷ đồng; lần lượt tăng 43% và gấp 3,1 lần cùng kỳ năm trước.

Trong cơ cấu doanh thu quý III, sợi tái chế chiếm tỷ trọng 48% và sợi thường chiếm 52%. Xét theo thị trường, nội địa và xuất khẩu tại chỗ đóng góp 58%, xuất khẩu trực tiếp đóng góp 42%.

Doanh nghiệp thông tin, quý III ảnh hưởng của dịch bệnh, đơn vị duy trì mô hình sản xuất “3 tại chỗ” nên chỉ vận hành khoảng 55% công suất. Các khách hàng nội địa cũng giảm quy mô hoạt động nên doanh thu quý III chỉ bằng 92% quý II và thực hiện 80% kế hoạch quý; lợi nhuận bằng 86% quý II và vượt 1% kế hoạch quý.

Trong quý, doanh nghiệp tiếp tục sản xuất đơn hàng đặc biệt như sợi Quick Dry, Full Dull, Dope Dye, Recycle, CD Mix và duy trì sản xuất hàng AAA chất lượng cao cho thị trường trong nước lẫn xuất khẩu (Nhật, Mỹ). Đơn vị có thêm 14 khách hàng mới.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu đạt 1.545 tỷ đồng, tăng 29%; lãi sau thuế 203,4 tỷ đồng, tăng 171% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp thực hiện được 66% mục tiêu doanh thu và 82% mục tiêu lợi nhuận năm. Tỷ lệ doanh thu sợi tái chế đạt 54% trên tổng doanh thu.

Từ ngày 26/5, Bộ thương mại Mỹ đã tiến hành áp thuế chống bán phá giá sơ bộ thấp dành riêng cho Sợi Thế Kỷ. Do vậy, công ty cho biết đang nắm bắt cơ hội này để phát triển nhiều khách hàng tại Mỹ, chủ yếu là khách hàng hoạt động trong lĩnh vực chế tạo ôtô, đồ dùng nội thất với yêu cầu cao về chất lượng sợi.

Sợi Thế Kỷ đang tiến hành các thủ tục để phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, kỳ vọng hoàn thành trong quý IV.

Theo kế hoạch được thông qua tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, công ty có kế hoạch chào bán 13,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 20%. Vốn điều lệ dự kiến tăng từ 707 tỷ đồng lên 843 tỷ đồng. Giá cào bán 10.000 đồng/cp. Toàn bộ số tiền thu được dùng để đầu tư dự án Unitex.

Dự án Unitex có tổng công suất 60.000 tấn, tập trung vào phân khúc sợi tái chế, sợi có chất lượng cao và sợi đặc biệt. Dự án có tổng đầu tư khoảng 120 triệu USD và khi đi vào vận hành sẽ nâng công suất của Sợi Thế Kỷ lên gấp đôi. Doanh nghiệp xây dựng dự án theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 công suất 36.000 tấn, khởi công trong năm 2021, đến 2023 đưa vào vận hành. Giai đoạn 2, công suất 24.000 tấn, thực hiện trong giai đoạn 2023-2025.

Cổ phiếu STK hiện giao dịch vùng giá 55.400 đồng/cp, tăng 74% trong vòng 5 tháng qua.

Nguồn: TradingView

2 Likes

24. BSI: Chứng khoán BSC báo lãi quý III đạt hơn 100 tỷ đồng, tăng 53%
Quý III, doanh thu hoạt động tăng 61% lên gần 320 tỷ đồng.

Trong đó, mảng môi giới chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 119 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 104 tỷ đồng, tăng 53% so với quý III/2020.

Theo BCTC quý III, Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC, HoSE: BSI) ghi nhận gần 320 tỷ đồng doanh thu hoạt động, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu doanh thu hoạt động, doanh thu môi giới chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 119 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ. Phần lãi từ cho vay và phải thu đạt hơn 78 tỷ, gấp 2,4 lần. Trong khi đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm 32% về gần 73 tỷ đồng.

Kỳ này, chi phí hoạt động tăng 41% lên gần 134 tỷ đồng, hơn nửa số đó là chi phí môi giới chứng khoán. Chi phí tài chính gấp 4 lần, ở mức 40 tỷ đồng, chi phí quản lý cũng tăng 11% lên 21 tỷ đồng.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 104 tỷ đồng, tăng 53% so với quý III năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, doanh thu hoạt động đạt 920 tỷ đồng, tăng 38%; lãi sau thuế đạt gần 282 tỷ đồng, tăng 179%.

Đơn vị: tỷ đồng

Tại thời điểm 30/9, quy mô tài sản đạt 5.165 tỷ đồng, tăng 77% so với thời điểm đầu năm. Tiền và tương đương tiền gấp 5 lần lên hơn 492 tỷ đồng, hầu hết tiền được gửi tại ngân hàng. Ngoài ra, BSC còn hơn 631 tỷ đồng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn HTM (gồm tiền gửi có kỳ hạn và trái phiếu chưa niêm yết), gấp 2,6 lần đầu năm.

Giá trị FVTPL tăng 23% lên gần 816 tỷ, gần 66% số đó là trái phiếu niêm yết và chưa niêm yết. Danh mục FVTPL còn hơn 90 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết như VNM (35 tỷ), BMI (51 tỷ), MIG (18 tỷ) và một số mã khác. Ngoài ra, công ty chứng khoán cũng nắm giữ gần 79 tỷ cổ phiếu chưa niêm yết PHVU, VTP cùng hơn 80 tỷ chứng chỉ tiền gửi và chứng chỉ quỹ khác.

Các khoản cho vay tăng 74% lên hơn 3.096 tỷ đồng, trong đó cho vay margin đạt 2.893 tỷ đồn, gấp 1,7 lần vốn chủ sở hữu.

2 Likes
  1. đạt gần 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm tài chính 2021 (kết thúc 30/9/2021), tăng 49% so với cùng kỳ.

Riêng quý 3 năm tài chính 2021, TIX có hơn 88 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 97% so với cùng kỳ, trong khi giá vốn gấp 3.58 lần, chiếm gần 43 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp chỉ tăng 39%, đạt hơn 45 tỷ đồng. Song biên lãi gộp lại giảm từ 73% xuống mức 52% do giá vốn tăng mạnh hơn doanh thu thuần.

Hoạt động tài chính thu về lợi nhuận gần 5 tỷ đồng, giảm 33% do phát sinh khoản lỗ thanh lý các đầu tư tài chính hơn 8 tỷ đồng trong kỳ.

Chi phí vận hàng bao gồm bán hàng và quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 14% và 10% nên sau cùng TIX có lợi nhuận ròng quý 3 năm tài chính 2021 đạt gần 28 tỷ đồng, tăng 26%.

Tính chung 9 tháng năm tài chính 2021, doanh thu thuần của TIX đạt gần 220 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế tăng 49%, lên gần 100 tỷ đồng.

Năm 2021, TIX đặt mục tiêu đạt hơn 248 tỷ đồng doanh thu và 98 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cùng tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy kết thúc 9 tháng đầu năm Công ty đã thực hiện được 89% kế hoạch về doanh thu và hoàn thành kế hoạch lợi nhuận được giao.
:grinning:chủ pic cho ké một ô nhé :smiling_face_with_three_hearts:

2 Likes

toàn hàng ngon bác ạ.

Tổng hợp lại để các bác xem rồi lựa chọn cho dễ, TÌm được con ngựa đi đường dài cho riêng mình

5 Likes

26. DGC: Hóa chất Đức Giang lãi 478 tỷ đồng quý III, gấp đôi cùng kỳ
Doanh thu quý III tăng 35%, lợi nhuận sau thuế đạt mức kỷ lục 488 tỷ đồng.

Sau 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp hoàn thành 81% chỉ tiêu doanh thu và vượt 1% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC) thông báo BCTC hợp nhất quý III với doanh thu 2.106 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn tăng ít hơn giúp lãi gộp tăng 80% lên hơn 640 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 23% lên hơn 30%.

Doanh nghiệp cho biết sản lượng tiêu thụ các mặt hàng phốt pho vàng, axit phosphoric trích ly, phân bón… tăng giúp doanh thu quý III tăng hơn 35%. Cùng với đó, sự đổi mới về công nghệ sản xuất phốt pho vàng, axit phosphoric trích ly và phân bón giúp doanh nghiệp giảm được chi phí điện năng, chi phí nguyên liệu đầu vào (như quặng apatit, than) dẫn đến giá thành giảm.

Doanh thu tài chính cũng tăng 24% lên 40,5 tỷ đồng, chi phí hoạt động này lại giảm 44% về gần 11 tỷ đồng. Song các chi phí hoạt động như bán hàng và quản lý tăng lần lượt 33% và 10% trong kỳ này.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ quý III đạt 478 tỷ đồng, tăng 112% so với cùng kỳ năm ngoái trước và là lợi nhuận một quý cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty đạt 6.094 tỷ đồng doanh thu và 1.113 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 31% và 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, Hóa chất Đức Giang đã thực hiện 81% chỉ tiêu doanh thu và vượt 1% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Đơn vị: tỷ đồng

Tại ngày 30/9, tiền và tương đương tiền giảm 71% về gần 81 tỷ đồng. Trong khi đó, khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (tiền gửi có kỳ hạn gốc trên 3 tháng đến 12 tháng) tăng thêm hơn 790 tỷ đồng lên 2.531 tỷ đồng.

Giá trị hàng tồn kho tăng 7%, ở mức 742 tỷ đồng. Trả trước cho người bán hơn 159 tỷ, gấp 3,3 lần đầu năm, do tiền trả trước cho các nhà cung cấp (không thuyết minh) gấp 5,5 lần lên gần 151 tỷ đồng. Tài sản dài hạn phần lớn là tài sản cố định đạt gần 2.025 tỷ đồng, chiếm 30% quy mô tài sản cả doanh nghiệp.

Về nguồn vốn, nợ vay tài chính ngắn hạn giảm 24% về 869 tỷ đồng, doanh nghiệp không có nợ vay dài hạn. Người mua trả tiền trước ngắn hạn gấp 6,6 lần lên gần 224 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 1.813 tỷ đồng, tăng 59%; quỹ đầu tư phát triển 482 tỷ đồng, tăng 39%.

Tính đến cuối quý III, vốn điều lệ tăng 15% lên gần 1.711 tỷ đồng, do công ty phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2020. Trong cơ cấu cổ đông, Chủ tịch HĐQT Đào Hữu Huyền sở hữu nhiều nhất với 18,5% vốn. Theo sau là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) nắm giữ hơn 8,85% cổ phần.

Tuy nhiên, Vinachem muốn bán toàn bộ 15,1 triệu cổ phiếu DGC với giá khởi điểm 152.100 đồng/cp. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý IV/2021 và quý I/2022.

Trên thị trường, cổ phiếu DGC đứng tại mức giá 156.500 đồng/cp kết phiên 19/10, gấp 4,5 lần trong vòng một năm qua (xét theo giá điều chỉnh).

2 Likes

27. DRI: Cao su Đắk Lắk lãi hơn 61 tỷ đồng sau 9 tháng, vượt 34% kế hoạch năm
Giá bán mủ tăng giúp lãi sau thuế quý III tăng 31% lên 15 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế 82,5 tỷ đồng, cải thiện so với mức âm 10 tỷ trong cùng kỳ.

Theo BCTC hợp nhất quý III, Cao su Đắk Lắk (UPCoM: DRI) ghi nhận doanh thu 147 tỷ đồng, tăng 2%. Giá vốn giảm 12% nên lợi nhuận gộp tăng 31% lên gần 59 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 31% lên 40%.

Doanh nghiệp cho biết sản lượng bán hàng giảm gần 30%, song giá bán mủ bình quân tăng 42% trong quý III. Theo đó, lợi nhuận sau thuế đạt gần 15 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ.

Đơn vị: tỷ đồng

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần hơn 399 tỷ đồng, tăng 42%; lãi gộp gấp 2,5 lần lên hơn 154 tỷ đồng. Doanh thu tài chính cũng tăng mạnh 175% đạt 9,3 tỷ đồng, chủ yếu đến từ lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh. Khấu trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế 82,5 tỷ đồng, cải thiện so với khoản lỗ 10 tỷ trong cùng kỳ.

Với kết quả trên, doanh nghiệp thực hiện 68% kế hoạch doanh thu và vượt 34% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Tại thời điểm 30/9, quy mô tài sản giảm 11% về 1.1071 tỷ đồng. Trong đó, tài sản cố định chiếm 80%, tương đương 853 tỷ đồng. Doanh nghiệp cao su giảm 63% các khoản phải thu ngắn hạn về gần 18 tỷ đồng. Ngược lại, giá trị hàng tốn kho tăng 45% lên hơn 96 tỷ đồng.

Nợ vay ngắn hạn từ 178 tỷ đồng đầu năm giảm về 102 tỷ đồng, vay dài hạn cũng giảm từ 204 tỷ về 198 tỷ đồng. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 41%.

3 Likes

28. ABB: ABBank báo lãi 9 tháng tăng 68%
Ngân hàng thực hiện 79% kế hoạch năm lợi nhuận sau 9 tháng.

Cho vay khách hàng cá nhân tăng 16% và SME tăng 3%.

Theo thông tin từ ABBank (UPCoM: ABB), 9 tháng đầu năm, ngân hàng này lãi trước thuế 1.556 tỷ đồng, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2020 và thực hiện 79% kế hoạch năm. Thu nhập từ phí dịch vụ 359 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập lãi thuần đã tăng 30%, đạt 2.176 tỷ đồng. Đồng thời, ngân hàng đã tiết giảm 3% chi phí so với cùng kỳ năm trước, với mức chi 1.214 tỷ đồng.

Tổng tài sản đến cuối tháng 9 ở mức 113.766 tỷ đồng, giảm 2,3% so với đầu năm. Tổng huy động vốn đến cuối quý III ở mức 101.500 tỷ đồng, trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng đạt 75.349 tỷ đồng và gần hoàn thành chỉ tiêu năm. Trong vòng 9 tháng, cho vay khách hàng cá nhân đạt 33.872 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm, và cho vay Khách hàng SMEs đạt 15.516 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm.

Hệ số an toàn vốn (CAR) quanh 11,87%, nằm trên mức khuyến nghị về vùng đệm bảo toàn vốn của Basel II - 8%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được duy trì ở mức quanh 2,06%, trong ngưỡng an toàn theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Từ đầu mùa dịch đến 30/09, ABBank có 26.565 khách hàng, với tổng dư nợ lên đến 14.613 tỷ đồng được hỗ trợ giảm lãi suất cho vay, số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 53,5 tỷ đồng.

2 Likes

29. VCI: Chứng khoán Bản Việt lãi hơn 1.030 tỷ đồng sau 9 tháng
Lợi nhuận sau thuế quý III gấp 3,5 lần lên 329 tỷ đồng nhờ tăng trưởng từ FVTPL, môi giới và cho vay ký quỹ.

Sau 9 tháng, lãi trước thuế đạt 1.266 tỷ đồng, hoàn thành 101% kế hoạch năm.

Danh mục AFS gồm 3 mã chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn nhất là IDP, HDG và MWG.

Chứng khoán Bản Việt (VCSC, HoSE: VCI) đạt 919 tỷ đồng doanh thu hoạt động trong quý III, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế theo đó gấp 3,5 lần lên 329 tỷ đồng.

Doanh thu quý III tăng mạnh do các mảng kinh doanh chính của VCSC đều tăng đột biến trong kỳ. Cụ thể, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) gấp gần 5 lần lên hơn 432 tỷ đồng.

Công ty cho biết quý III thị trường chứng khoán diễn biến tích cực, giá trị giao dịch tăng 286% so với cùng kỳ đối với sàn HoSE. Qua đó, doanh thu môi giới và cho vay ký quỹ tăng lần lượt 121% và 182% lên 270 tỷ và 156 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu hoạt động đạt 2.574 tỷ đồng, tăng 141% so với cùng kỳ. Trong 3 mảng kinh doanh chủ lực, phần lãi từ tài sản tài chính FVTPL tăng trưởng mạnh nhất với tỷ lệ 193% so với cùng kỳ. Theo sau là nghiệp vụ môi giới và lãi từ cho vay margin với mức tăng lần lượt 105% và 90%.

Sau khi trừ đi các chi phí, lãi trước thuế đạt 1.266 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ và hoàn thành 101% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế ở mức 1.031 tỷ đồng, tăng 146%.

Đơn vị: tỷ đồng

Tại thời điểm 30/9, quy mô tài sản của công ty chứng khoán tăng 63% lên 13.666 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn với gần 13.600 tỷ đồng, tăng 64% so với đầu năm. Giá trị FVTPL tăng 53% lên 939 tỷ đồng. Trong đó, chứng khoán niêm yết gần 654 tỷ đồng với khoản đầu tư lớn nhất là cổ phiếu KDH (giá thị trường tại thời điểm cuối kỳ là 335 tỷ đồng), cùng hơn 246 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Ngoài ra, VCSC còn nắm giữ hơn 285 tỷ đồng chứng khoán chưa niêm yết.

Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) tăng từ 2.712 tỷ lên thành 5.203 tỷ đồng, trong đó 4.602 tỷ đồng là chứng khoán niêm yết. Mã chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục AFS là cổ phiếu IDP với giá trị 1.362 tỷ đồng (chiếm 30%), tăng hơn 920 tỷ so với đầu năm nhờ thị giá gấp 3 lần. Tiếp đến, VCSC sở hữu gần 10 triệu cổ phiếu HDG với giá thị trường 572 tỷ đồng, tăng gần 246 tỷ so với giá mua. Công ty cũng đầu tư hơn 411 tỷ đồng tại Thế Giới Di Động, tương đương 9% giá trị danh mục AFS.

Các khoản cho vay tăng hơn 66% từ 3.881 tỷ lên 6.449 tỷ đồng. Trong đó, gần 6.245 tỷ đồng là cho vay margin. Tỷ lệ cho vay margin/vốn chủ sở hữu đạt gần 99%.

2 Likes

30. TCB: Lãi 9 tháng Techcombank tăng 60%, nợ xấu tăng 41%
Lợi nhuận quý III tăng 40%, đạt 5.562 tỷ đồng.

Nợ xấu 9 tháng tăng 41%, nâng tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ từ 0,47% lên 0,57%.

Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn nâng từ 44% lên 49%

Theo BCTC hợp nhất quý III, Techcombank (HoSE: TCB) ghi nhận thu nhập lãi thuần 6.742 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020. Thu nhập thuần từ dịch vụ tăng 21,2% đạt 1.497 tỷ đồng. Lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 104% đạt 93,4 tỷ đồng. Ngoài ra, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đạt 306 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ 16 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 128 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác giảm mạnh 81% xuống 155 tỷ đồng.

Tổng thu nhập hoạt động quý III ở mức 8.779 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ, trong khi chi phí hoạt động chỉ tăng 2% lên 2.628 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí dự phòng 589 tỷ đồng, giảm 43%, ngân hàng lãi trước thuế đạt 5.562 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Ngân hàng lãi quý III tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Techcombank.

Lũy kế 9 tháng, ngân hàng lãi trước thuế 17.098 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2020, tương đương 86% kế hoạch cả năm.

Đến 30/9, tổng tài sản ở mức 541.635 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng hơn 321.042 tỷ đồng, tăng 16%. Nợ xấu tăng 41% so với đầu năm lên 1.828 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nâng từ 0,47% lên 0,57%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng 170% cuối năm trước lên 184%.

Tiền gửi của khách hàng đạt 316.376 tỷ đồng, tăng 14%. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) ở mức 120.464 tỷ đồng, chiếm 49% tổng tiền gửi, tăng so với mức 44% đầu năm.

2 Likes

31. VDS: Chứng khoán Rồng Việt lãi hơn 73 tỷ đồng quý III
Doanh nghiệp lãi 320 tỷ đồng sau 9 tháng, vượt 122% kế hoạch năm.

Danh mục FVTPL của Chứng khoán Rồng Việt gồm CTG, OCB, VHM, HSG, MBB…

Chứng khoán Rồng Việt (HoSE: VDS) công bố doanh thu quý III đạt 227 tỷ đồng, tăng 153% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động môi giới 78 tỷ đồng, gấp 3,2 lần; cho vay margin tăng từ 45 tỷ lên 80,4 tỷ đồng, đầu tư gấp 5,5 lần lên 58 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động ngân hàng đầu tư chỉ đạt 0,7 tỷ trong quý do một số hợp đồng tư vấn chưa đến thời điểm ghi nhận doanh thu.

Tổng chi phí cũng gấp 3 lần lên 135,2 tỷ đồng, lãi sau thuế 73,4 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu hoạt động đạt 761 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ và thực hiện vượt 44% kế hoạch năm. Lãi sau thuế 320 tỷ đồng, vượt 122% kế hoạch và gấp 6,3 lần cùng kỳ năm trước.

Dư nợ cho vay của Chứng khoán Rồng Việt tại thời điểm 30/9 là 2.513 tỷ đồng, tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn chủ sở hữu đạt 1,68 lần.

Tại thời điểm cuối quý III, danh mục tài sản tài chính của Rồng Việt có giá gốc mua 603 tỷ đồng, giá thị trường 651 tỷ đồng. Danh mục cổ phiếu gồm có Dabaco Việt Nam - DBC (110 tỷ đồng), CTG (95 tỷ đồng), OCB (91 tỷ), MBB (31 tỷ), VHM (67 tỷ), HSG (69 tỷ)… Trong đó, cổ phiếu DBC là tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) và các cổ phiếu còn lại tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL).

2 Likes

32. HCM: Lãi trước thuế 9 tháng tăng gấp hơn 2 lần, đạt 1.151 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Chứng khoán TP. HCM (HSC, HoSE: HCM) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III và lũy kế 9 tháng đầu năm, trong đó doanh thu và lợi nhuận lần lượt hoàn thành 90% và 96% kế hoạch cả năm.

Doanh thu quý III của HSC đạt hơn 906 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận trước thuế tăng 27%, đạt 397 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu của HSC ghi nhận hơn 2.411 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ. Trong đó, 3 mảng kinh doanh là môi giới, cho vay ký quỹ và tự doanh đóng góp 98% tổng doanh thu cho HSC.

Cụ thể, doanh thu phí môi giới chiếm 43% tổng doanh thu của HSC, đạt 1.025 tỷ đồng, tăng 152% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu từ các hoạt động cho vay ký quỹ và chiếm 34%, đạt 808 tỷ đồng và tăng 125% so với cùng kỳ. Hoạt động đầu tư tự doanh đạt 534 tỷ đồng doanh thu, tăng gấp đôi mức thực hiện cùng kỳ và đóng góp vào 22% tổng doanh thu của HSC.

Lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng của HSC đạt hơn 1.151 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm 2020.

Với kết quả đạt được trong 9 tháng, HSC đã hoàn thành 90% kế hoạch về doanh thu và 96% kế hoạch về lợi nhuận.

Tổng tài sản của HSC tăng gấp rưỡi so với thời điểm đầu năm, đạt giá trị hơn 18.881 tỷ đồng tính đến cuối quý III. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền đạt hơn 3.534 tỷ đồng, gấp 17 lần con số 206 tỷ đồng ghi nhận ở thời điểm đầu năm.

Tương đương tổng tài sản, nợ phải trả của HSC cũng tăng hơn gấp rưỡi so với thời điểm đầu năm len 13.757 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay tăng thêm khoảng 6.100 tỷ đồng lên mức 12.886 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý III.

Được biết, HSC đang trong thời gian phát hành hơn 152,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông với giá chào bán là 14.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền, mỗi 2 quyền được mua thêm 1 cổ phiếu mới.

HSC dự kiến dùng số tiền huy động được trong đợt chào bán này cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tự doanh.

Cổ phiếu HCM mở cửa phiên 20/10 ở mức gái 39.000 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa thị trường ước tính hơn 11.800 tỷ đồng.

2 Likes

33. HPG: Hòa Phát lãi 10.350 tỷ đồng quý III, đầu tư lớn vào mảng điện gia dụng
Hòa phát vượt 45% kế hoạch lợi nhuận năm sau 9 tháng.

Doanh nghiệp đầu tư lớn vào lĩnh vực điện gia dụng để đón làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc.

Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) thông báo doanh thu quý III đạt 38.900 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế 10.350 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước – đây là mức cao kỷ lục trong lịch sử. Quý II, doanh nghiệp đạt lãi sau thuế 9.745 tỷ đồng.

Đơn vị: tỷ đồng

Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 105.800 tỷ đồng, tăng 60%; lãi sau thuế 27.100 tỷ đồng, tăng 200%. Hòa Phát vượt 45% kế hoạch lợi nhuận năm sau 9 tháng.

Sản lượng thép thô 9 tháng đạt 6,1 triệu tấn, tăng 50%; sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 6,3 triệu tấn, tăng 50%. Trong đó, thép xây dựng là 2,8 triệu tấn, tăng 12%; thép cuộn cán nóng 2 triệu; tôn 273.000 tấn, gấp 2,6 lần; ống thép giảm 12% xuống 498.000 tấn.

Từ quý IV, tập đoàn đã thành lập Tổng công ty Điện máy gia dụng Hòa Phát với mục tiêu đầu tư lớn, bài bản vào ngành điện máy gia dụng để đón làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Mục tiêu của doanh nghiệp là trở thành thương hiệu điện lạnh, hàng gia dụng số 1 Việt Nam và hướng ra xuất khẩu.

Hòa Phát có công ty hoạt động trong lĩnh vực điện lạnh là Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát. Đơn vị này thành lập 2001, chuyên sản xuất tủ lạnh, tủ đông, tủ mát thương hiệu Hòa Phát và Funiki. Điện lạnh Hòa Phát có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, 99,7% vốn thuộc sở hữu Tổng công ty sản phẩm thép Hòa Phát.

Như vậy, với định hướng mới này, tập đoàn cơ cấu lại hoạt động trong 5 lĩnh vực gồm gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng), sản phẩm thép (ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực), nông nghiệp, bất động sản, điện máy gia dụng.

2 Likes

34. SSB: Lãi 9 tháng hơn 2.530 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ và vượt kế hoạch cả năm
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2021 với lợi nhuận quý III và lợi nhuận 9 tháng đều ghi nhận tăng trưởng gấp 2 lần mức thực hiện cùng kỳ năm 2020.

Thu nhập lãi thuần quý III của SeABank đạt hơn 1.418 tỷ đồng, tăng gần 90% so với cùng kỳ năm 2020. Trừ hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận lãi thuần giảm gần 58%, đạt 15,6 tỷ đồng, các hoạt động ngoài lãi còn lại đều tăng trưởng bằng lần so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng gấp 2,5 lần; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán tăng gấp 2,3 lần và lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng gấp 3,6 lần; tương ứng lần lượt đạt 343 tỷ đồng, 66,5 tỷ đồng và 53,8 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong quý III, SeABank trích lập dự phòng cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ghi nhận 380 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là 175 tỷ đồng.

Ngân hàng này báo lãi trước thuế trong kỳ đạt gần 974 tỷ đồng, cao gấp đôi mức thức hiện trong quý III/2020.

SeABank: Lãi 9 tháng hơn 2.530 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ và vượt kế hoạch cả năm

Theo giải trình của SeABank, ngoài việc lợi nhuận từ hầu hết cả mảng kinh doanh đều tăng thì việc kiểm soát chi phí là một trong những nguyên nhân giúp kết quả kinh doanh của ngân hàng này đạt tăng trưởng mạnh trong kỳ. Cụ thể, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu thuần hợp nhất đạt 35,3%, giảm 14,5% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần và lợi nhuận trước thuế của SeABank lần lượt đạt 3.848 tỷ đồng và 2.530 tỷ đồng, tương ứng tăng 85% và tăng gấp 2 lần 9 tháng năm 2020.

Tính đến cuối quý III/2021, tổng tài sản của SeABank đạt hơn 197.629 tỷ đồng, tăng gần 10% so với thời điểm đầu năm. Tiền gửi của khách hàng đạt hơn 110.440 tỷ đồng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác đạt hơn 41.139 tỷ đồng, lần lượt giảm 2,5% và tăng 62% so với đầu năm.

Tổng dư nợ cho vay khách hàng tính đến ngày 30/9 đạt hơn 112.580 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,4%. Trong đó nợ xấu giảm 6% về 1.896 tỷ đồng, chủ yếu giảm ở nợ nhóm 3 và nhóm 4. Nợ nhóm 5 tăng nhẹ 4% lên 1.391 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,86% (đầu năm) về 1,68%.

Năm 2021, SeABank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 10% đạt 198.229 tỷ đồng; huy động tiền gửi của khách hàng tăng 9,7% đạt 124.277 tỷ đồng, dư nợ cho vay khách hàng tăng 13% đạt 122.978 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu là 2.414 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2020.

Như vậy sau 9 tháng, SeABank đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm, kế hoạch tổng tài sản hoàn thành hơn 99%, kế hoạch huy động tiền gửi của khách hàng hoàn thành 89% và kế hoạch cho vay khách hàng hoàn thành 91,5%.

Cổ phiếu SSB mở cửa phiên 21/10/2021 ở mức giá 37.150 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa thị trường ước tính hơn 49.800 tỷ đồng.

2 Likes

35. DHG: Dược Hậu Giang lãi quý tăng 21%, 9 tháng hoàn thành 82% kế hoạch năm
Doanh thu tăng 10%, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ tăng 21% đạt hơn 201 tỷ đồng trong quý III.

Luỹ kế 9 tháng, lãi trước thuế đạt 675 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, hoàn thành 82% kế hoạch.

Dược Hậu Giang (HoSE: DHG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021. Công ty ghi nhận doanh thu tăng 10% so với cùng kỳ, đạt 944 tỷ đồng. Giá vốn tăng 4% lên 485 tỷ, biên lợi nhuận gộp theo đó cải thiện từ 46% lên gần 49%.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí là chi phí bán hàng với 179,8 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí tài chính duy trì ở mức 24,2 tỷ đồng, chi phí quản lý giảm nhẹ 7% xuống gần 63 tỷ đồng.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ tăng 21% đạt hơn 201 tỷ đồng. EPS tăng 21% lên 1.482 đồng. Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần gần 2.910 tỷ đồng và phần lãi trước thuế đạt 675 tỷ đồng, tăng lần lượt 14% và 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đơn vị: tỷ đồng

2 Likes

36. LPB: LienVietPostBank báo lãi trước thuế hơn 2.800 tỷ đồng, tăng 61%
Dù lợi nhuận trước thuế quý 3 của LienVietPostBank tăng chậm lại nhưng nhờ 2 quý đầu năm đã tăng mạnh nên lợi nhuận lũy kế 9 tháng vẫn ghi nhận ở mức cao.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank-mã LPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2021.

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của quý 3 là 766 tỷ đồng, tăng 3,9% so với cùng kỳ. Dù lợi nhuận trước thuế quý 3 của LienVietPostBank tăng chậm lại nhưng nhờ 2 quý đầu năm đã tăng mạnh nên lợi nhuận lũy kế 9 tháng vẫn ghi nhận ở mức cao.

Theo đó, 9 tháng qua, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 2.802 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể, 9 tháng qua, thu nhập lãi thuần của LienVietPostBank đạt 6.312 tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng kỳ; lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 52,9% đạt 546 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 86% đạt 119,6 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán cũng khả quan hơn, có lãi 7 tỷ trong khi cùng kỳ lỗ 62 tỷ. Tuy nhiên, lãi từ hoạt động khác lại giảm mạnh 75,3% xuống còn 30,4 tỷ đồng.

Giao dịch tại LienVietPostBank. (Ảnh: Vietnam+)

3 Likes