Dòng tiền

1t48pg42mlúu42fmhg9072gm0ug4miu2tt8 ·

TIN ĐỒN

Tin đồn → Đính chính tin đồn → Xác nhận của DÒNG TIỀN. Bước cuối quan trọng!

Điểm sơ qua về thế giới: DJ tiếp tục tăng điểm + Đồng USD có dấu hiệu hạ nhiệt khi EUR đã chính thức quay trở về lớn hơn 1 USD và các nước đối trọng với FED như Nhật với đồng Yên và các đồng tiền chủ chốt khác lên giá có xu hướng vững hơn → Hỗ trợ tích cực cho VNindex trong ngắn hạn.

Nội tại VN: vẫn là câu chuyện Dòng tiền + Tin đồn + Trái phiếu DN

  • Hôm qua tiếp tục là tin đồn liên quan đến VND NVL NLG VHM VIC …. → Tối qua ad thấy có sự đính chính. Nên hôm nay sẽ đỡ tiêu cực hơn cho Vnindex và chủ yếu là giữ lại niềm tin còn sót lại của NDT.

Tin này để quan sát tham chiếu chứ không hẳn để đầu tư vào V:

+“Tôi vẫn ăn ngon ngủ yên, thu tiền từ bán điện, sắp tới huy động thêm 1 tỷ đô vốn ngoại”: https://vneconomy.vn/sep-trung-nam-group-toi-van-an-ngon…

Nhóm Ngân hàng + BĐS + nhóm V tác động lớn tới chỉ số Vnindex. Vẫn cần sự xác nhận của DÒNG TIỀN - Giá và Khối lượng để tin tức được “uy tín”. Kiên nhẫn chờ đợi là thượng sách!

- Ngọc Hiệp

Tứ trụ của Vnindex:

  1. Áp lực cho Ngân hàng 2022-2023: dư địa tăng trưởng tín dụng không còn nhiều và lợi nhuận biên chịu áp lực do lãi suất đầu vào có xu hướng tăng, trong khi lãi suất cho vay khó tăng theo tương ứng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng do trích lập bổ sung dự phòng để mua lại trái phiếu.
  2. Bất động sản chưa thấy “lối thoát”: mục tiêu hàng đầu là việc kiểm soát huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản trên thị trường chứng khoán và trái phiếu. Lãi suất tăng, Trái phiếu siết chặt, Chứng khoán giảm… dòng tín dụng chảy vào bất động sản trong thời gian tới sẽ tiếp tục được siết chặt.
  3. Chứng khoán giảm tốc: Thị trường chứng khoán trải qua đợt điều chỉnh mạnh với thanh khoản hụt sâu đã khiến lợi nhuận từ các mảng kinh doanh chính là Tự doanh, cho vay margin và môi giới giảm lần lượt. Điểm lại KQKD quý rồi, LNST Q3-2022 của 61/87 CTCK (bao gồm 25 CTCK đang niêm yết) giảm -52,2% cùng kỳ và -16,2% so với quý trước.
  4. Thép: đã thảo luận nhiều, liên quan đến chu kỳ kinh tế, gắn liền với BĐS và nhu cầu xây dựng.
CƠ CẤU QUỸ ETF - DÒNG TIỀN

Mặc dù Vnindex giảm điểm từ đầu năm nhưng dòng tiền vào quỹ ETF vẫn tiếp tục tăng. Điểm nhấn hôm nay: Vnindex sẽ đón nhận phiên hoàn tất cơ cấu kỳ Q4.2022 của các ETF mô phỏng bộ chỉ số HOSE-Index (VN30, Diamond, FinLead).

Trong kỳ này, Diamond Index thêm mới NLG trong khi TCM bị loại khỏi chỉ số, còn VN30 và FinLead thay đổi tỷ trọng thành phần của các cổ phiếu trong rổ.

Dựa trên giao dịch trong những ngày gần đây, hoạt động cơ cấu của các ETF đã diễn ra với quy mô đáng kể. Ngoại trừ VFM Diamond thường có xu hướng mua ròng thường xuyên, VFMVN30 đã mua ròng 48,5 tỷ đồng trong phiên 04.11 và 74,69 tỷ đồng trong tuần qua. Quy mô tương ứng với SSIAM VNFinLead là 16,1 tỷ đồng và 278,1 tỷ đồng.

Phòng tránh khoảng trống thông tin vào thứ 7 và CN: Trong ngày cuối tuần, thị trường Hoa Kỳ cũng sẽ đón nhận dữ liệu của báo cáo việc làm tháng 11.

Trong các phiên tới, nếu không quay lại trên vùng tâm lý 1.023 điểm, nhiều khả năng VN Index sẽ kiểm định các vùng hỗ trợ phía dưới quanh mức 1.011 – 1000 điểm.


Câu chuyện nóng hổi vẫn xoay quanh vấn đề: DÒNG TIỀN. Trong bối cảnh nhiều DN “khát vốn”:

  • LNST quý 3 giảm so với quý 2/2022, tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do năm ngoái do dịch nên base doanh thu - lợi nhuận tăng cao. Khả năng cao quý 4 tiếp tục giảm doanh thu - lợi nhuận do chi phí vốn ở mức cao, chi phí nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức cao so với đầu quý.

  • NHTM: đua tăng lãi suất huy động, lãi suất cho vay cũng tăng nhưng room tín dụng thì “cạn”.

  • TPDN: nguồn vốn trung và dài hạn cho DN thì không huy động mới được, cầu không mua sau tin đồn - bắt bớ, thông tư mới… chưa kể áp lực đóa hạn lớn vào quý 4 năm nay, năm 2023 và năm 2024

  • Chứng khoán: giảm điểm từ đầu năm đến giờ, muốn phát hành thêm NĐT cũng không mua mới

—> Chỉ khi nào dòng tiền được “khơi thông” thì mới kỳ vọng sáng hơn cho thị trường tài chính nói chung.

Kiên nhẫn chờ đợi

“Thiếu máu”, Vnindex thoi thóp ở ngưỡng cửa “thiên đường” 1000 điểm….
Điểm nhấn chính vẫn là câu chuyện DÒNG TIỀN - TIN ĐỒN - TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP.

Vnindex hình thành nến rút chân cuối phiên vào ngày thứ 06 + khối lượng cao hơn phiên hôm trước. Chủ yếu đến từ cầu đảo hàng bán nhóm BĐS, mua gom nhóm ngân hàng ở các quỹ ETF. Vì Ngân hàng là nhóm được mua vào nhiều nhất trong kỳ cơ cấu vừa qua của các ETF.

Các cổ phiếu giao dịch mạnh là VPB, STB, MBB, CTG, TCB, ACB, LPB, SHB, TPB, VIB, trong nhóm này có 4/10 mã tăng điểm, cho thấy có sự phân hóa mạnh giữa các cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt MBB tăng điểm vào phiên ATC khi có hơn 3 triệu cổ phiếu trao tay.

Dòng tiền ETF - “Cứu nguy” cho thị trường: Xét chung cả tuần, nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng hơn 329 tỷ đồng, nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng hơn 209,5 tỷ đồng còn tổ chức nước ngoài bán ròng hơn 601,6 tỷ đồng. Tính riêng nhóm ETF, các quỹ mua ròng hơn 176,2 tỷ đồng riêng phiên thứ Sáu và mua ròng hơn 854 tỷ đồng trong tuần qua → Lũy kế từ đầu năm, các quỹ ETF đã thu hút thêm 12.000 tỷ đồng.

https://lh5.googleusercontent.com/RItn2A-FHPuM2H-6IWhHrRwlHXVWqfNAAHHChlYgQMCQTnSTXdUeDHFQjreBtW80J47e_P2zM_7e2UuYwh3BPVM-aB0NqrSogk-1umxCfzyjZ-mVsLLTRgAtCbPHoYfcKomjT-OxxaRCNcygxYTe2JW5yibOYohmwgmPtECxvpfXE9SDiq8GoUXwjRKdOw(image larger than 256 KB)

Chi tiết: Các quỹ ETF nước ngoài dẫn đầu trong việc giải ngân vốn trị giá 75,2 triệu USD, các quỹ ETF trong nước cũng mua ròng trị giá 2,8 triệu USD. Trong đó, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF tiếp tục dẫn đầu các quỹ ngoại khi giải ngân 54,7 triệu USD, trong khi quỹ DCVFMVN30 ETF (5,9 triệu USD) dẫn dắt nhóm quỹ nội.

Thứ 06 được xem là phiên phân phối mạnh của Vnindex sau ngày bùng nổ theo đà FTD. Vnindex đang gặp khó tại các đường MA. Và vẫn chưa thấy câu chuyện động lực hay dòng tiền đủ mạnh để phá vỡ các cản kháng cự này.

Áp lực chính ở nhóm BĐS: NVL và PDR chiến tỷ trọng vốn hóa lớn làm tác động mạnh đến Vnindex. Nhìn chung thì câu chuyện TPDN liên quan đến tiền trong dân, và quy mô lớn nên cần thời gian và động lực để giải quyết. Quan trọng nhất là cần có sự can thiệp của nhà nước.

Vì DN trong thế “lưỡng nan” và cực kỳ “khát vốn”: Lãi suất tín dụng tăng cao lại full room + Trái phiếu DN phát hành khi thấy cầu + Chứng khoán giảm từ đầu năm khó huy động vốn + LNST giảm tốc dần…

→ Hiệp hội trái phiếu doanh nghiệp đã có các buổi hội thảo cùng các quỹ trái phiếu, CTCK và đã có một số đề xuất một số phương án để trình lên Bộ Công Thương. Rủi ro đáo hạn TPDN giá trị lớn trong năm 2023.

Mặc dù thị trường hay CP đã giảm về vùng cực kỳ hấp dẫn, quan trọng nhất vẫn cần có sự tham gia và đồng thuận của Dòng Tiền.

Vùng hỗ trợ gần trên Vnindex hiện là 968 – 950 điểm.

Vnindex có thể hồi phục theo quán tính và kiểm định vùng kháng cự 1000 – 1011 điểm. Rồi sau đó tìm điểm cân bằng.

Phái sinh hình thành nến rút chân cuối phiên, thanh khoản vẫn còn cao cho thấy một lượng lớn dòng tiền dịch chuyển từ cơ sở sang thị trường phái sinh. Và phái sinh hôm trước hay báo trước thị trường cơ sở hôm sau + Vùng 1000 điểm là hỗ trợ mạnh của nhiều năm → “Tia hi vọng” còn sót lại nào cho Vnindex?

Tóm lại dòng tiền trên TTCK như dòng máu của con người, chỉ khi nào dòng tiền được khơi thông thì Vnindex mới có thể “sống sót”.

—------------------------------

Tiêu điểm tuần sau ở thế giới: Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ + kỳ vọng mở cửa ở TQ. Một vài thông tin khác:

  • Đồng USD “hạ nhiệt”. Lý do là các nước đối trọng tăng lãi suất, làm kiểm soát phần nào đà tăng giá của USD. Trước việc FED tăng lãi suất, tháng 10 VN cũng đã tăng 2 lần → 1 yếu tố tích cực cho hiện tại.

  • Xoay quanh kỳ vọng mở cửa ở TQ: TTCK nước này hồi phục mạnh. Việc nước này mở cửa sẽ tháo gỡ phần nào nỗi lo lạm phát khi chuỗi cung ứng được mở trở lại và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Giá dầu cũng tăng do USD suy yếu, thiếu hụt nguồn cung Mỹ và cầu sử dụng dầu khi TQ mở cửa.

Ngọc Hiệp
(Tham gia cộng đồng trên tường nhà mình)

1 Likes

TT k chỉ cạn kiệt dòng tiền thanh khoản mà còn cạn kiệt lòng tin, tâm lý nghi ngờ bất an bao trùm. Tin tốt ra: bán. Tin xấu ra: bán hết. K có tin gì trũng thông tin: cũng bán. cứ bán đã rồi cover sau :joy:

3 Likes

“thiếu máu” thì khó sống khỏe sống tốt

1 Likes

Cạn máu thì chết luôn sống gì nổi

1 Likes

khi không còn gì để bán thì lái mới đánh lên. Hnay CP thi nhau sàn. Ngoài thấy NN + TD mua thì chả thấy cái gì sáng sủa cả.

1 Likes

không chết được, cứu sớm hay muộn thôi

nước ngoài, tự doanh và ETF mua, mà thôi chuẩn bị luôn kịch bản nếu DC hay các quỹ tương tự đưa tỷ trọng tiền mặt lên mốc cao nhất

1 Likes

Các doanh nghiệp đẩy mạnh mua lại TPDN trước hạn trong Q3/2022

Xem chi tiết:

Cập nhật tiếp theo về diễn biến DÒNG TIỀN.

Giải chấp - Vẫn là giải chấp!

“Đè nặng trên vai” Vnindex: thứ 06 tuần rồi là 1 phiên biến động mạnh sau 14h. Chủ yếu do áp lực giải chấp. Call margin và force sell toàn thị trường dẫn tới tình trạng CP bị bán lan. Tính đến ngày 30/9/2022, tiền mặt trên TTCK là 75k tỷ. Margin là 165k tỷ. Kết quả là tiền sức mua âm 90k tỷ. TTCK bằng margin nên bị trọng thương.

Đây là tình trạng chung của toàn thị trường, không riêng gì 1 CP hay nhóm ngành nào, nặng nhất ở nhóm BĐS. Trong bối cảnh đang thanh tra, tránh bị bắt bớ, thì các DN hiện giờ đang ưu tiên đáo hạn trái phiếu.

Trong bối cảnh:

  • Lãi suất NH thì tăng, tín dụng full room → ko huy động được tiền từ NH
  • Trái phiếu DN phát hành mới không ai mua
  • KQKD quý 3 bắt đầu có dấu hiệu giảm tốc, quý 4 chịu áp lực chi phí vốn lớn do tỷ giá tăng, lãi suất tín dụng tăng
  • Người mua trả trước tiền bán cũng hạn chế
  • CTCK năng lãi suất margin + cắt giảm margin

    → Khiến do dòng tiền bị “nghẽn”. Nên dẫn đến tình trạng giải chấp: đến cả ban lãnh đạo và “tay to” - lái cầm deals CP cũng bị call margin, nên NĐT cá nhân có dùng margin cũng khó tránh khỏi.

Nâng đỡ thị trường chủ yếu đến từ nhóm CP Ngân hàng (VCB, ACB, BID) và nhóm CP vốn hóa lớn ít có sự tham gia của NĐT cá nhân (MSN, SAB và GAS). Chủ yếu là những CP ít có sự tham gia của NĐT cá nhân và ít có margin sử dụng.

Dòng vốn nội đang ưu tiên trả trước đáo hạn Trái phiếu doanh nghiệp**. Dòng vốn ETF trở thành điểm nhấn của thị trường chứng khoán, qua đó nâng đỡ vận động của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.**

Theo thống kê của SSI Research, Fubon ETF mua ròng gần 297 tỷ đồng trong phiên cuối tuần và mua ròng cũng là xu hướng chung của các quỹ ETF có dòng vốn đến từ Thái Lan như VFMVN30 (+71 tỷ đồng), VN Diamond (+104,1 tỷ đồng) hay FinLead (+56,3 tỷ đồng). Tính chung cả tuần qua, nhóm ETF đã mua ròng hơn 2 nghìn tỷ đồng trên thị trường Việt Nam, trong đó hơn 1,4 nghìn tỷ đồng đến từ Fubon ETF. Tính từ đầu năm nay, ETF đến từ Đài loan cũng đóng góp lớn nhất về giá trị mua ròng (+8,9 nghìn tỷ đồng), xếp sau là Diamond (+4,9 nghìn tỷ đồng).

Diễn biến phiên thứ 06 cho thấy điều này - Một cuộc trao hàng cực lớn từ NĐT trong nước cho nước ngoài. Mặc dù mua ròng tận gần 2.5k tỷ nhưng kết phiên hình thành nến doji giằng co, cung áp đảo cầu.

Khác với những tuần khác, cuối tuần này ra khá nhiều tin tức tốt để xoa dịu tâm lý NĐT:

  • Hàn Quốc công bố gói hỗ trợ 7 tỷ USD ‘cứu’ TT BĐS.
  • Trung Quốc đưa ra gói tài chính 56 tỷ USD hỗ trợ thị trường bất động sản
  • Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát thao túng tiền tệ
  • Phó Thủ tướng Lê Minh Khái sẽ chỉ đạo rà soát, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp: https://markettimes.vn/pho-thu-tuong-le-minh-khai-se-chi…
  • Đề xuất tính tới giải pháp cho NHTM mua lại trái phiếu sắp tới hạn, cứu nguy doanh nghiệp và nền kinh tế: https://vietnambiz.vn/de-xuat-tinh-toi-giai-phap-cho-nhtm…
  • Thêm việc các BLD cầm cố tài sản để không bị call margin
    v.v

→ Hiệp đánh giá: Những tin tức này tạm thời xoa dịu tâm lý NĐT, áp lực giải chấp vẫn còn. Cho đến khi nào có biện pháp cụ thể của nhà nước thể hiện ở việc dòng tiền được khơi thông, trên đồ thị giá - khối lượng thì Vnindex mới ổn.

Sự kiện chính tuần này: Đáo hạn phái sinh ngày 17.11, rung lắc lớn khi thị trường cơ sở chủ yếu giảm giai đoạn vừa qua, khối lượng giao dịch phái sinh tăng. Cả nhà chú ý thêm nhé.

Trao đổi thêm!

Vẫn là câu chuyện DÒNG TIỀN

Giá rẻ + Tin đồn: Vnindex sẽ hồi đến đâu?

“Quả tạ đập vỡ” Vnindex? Cung tiền và trái phiếu

Chuỗi ngày sóng gió của Vnindex: Tính riêng năm 2022, Vnindex đã giảm hơn 35% từ đỉnh 1500 điểm về mốc 969 điểm. “Thổi bay” hàng trăm nghìn tỷ vốn hóa, từ mốc thanh khoản kỷ lục 2 tỷ đô về quanh 10k tỷ mỗi phiên.

Nếu nhìn từ năm 2005 đến nay, cung tiền chỉ tăng 6,5% - mức tăng thấp nhất trong lịch sử 20 năm vừa qua. Vấn đề nóng nổi vẫn là câu chuyện thị trường trái phiếu, gần như “đóng băng” khi không phát hành mới được. Đáo hạn trái phiếu hàng trăm nghìn tỷ là thách thức lớn → Vnindex giảm sâu với áp lực call margin và sau đó là force sell giải chấp.

Động lực của Vnindex hiện tại: Giá rẻ + Tin đồn

1. Giá rẻ

Giải chấp chéo quy mô lớn. Quý 3 margin tăng cao so với quý 2, ở mức 160k tỷ trong khi tiền mặt khoảng 90k tỷ. Khiến cho toàn thị trường giảm nhanh và mạnh về vùng định giá hấp dẫn nhất trong lịch sử 10 năm gần nhất.

Tính đến ngày 4/11, VN-Index đang giao dịch ở mức PE 10.91 lần, tiệm cận mức thấp nhất trong 10 năm (10.34 lần) vào ngày 5/11/2012. Mức định giá này cũng gần về mức định giá mà VN-Index đã từng ghi nhận trong làn sóng Covid thứ nhất vào ngày 31/03/2022. Vnindex hiện tại 20/11/2022 đang giao dịch quanh mức trailing P.E 10,1 lần.

So với mức định giá trung bình 10 năm khoảng 16,06 lần và mức trung vị 10 năm 16,23 lần, mức định giá theo PE hiện tại của VN-Index rẻ nhất trong lịch sử.

Khối lượng giao dịch “khủng”: Ai là người mua - Ai là người bán?

Giá rẻ kích hoạt dòng tiền mua ròng của “cá mập” từ cuộc tháo chạy của NĐT cá nhân: Dòng tiền của ETF và “bàn tay vô hình phía sau”.

Dòng tiền ETF tiếp tục giải ngân mạnh mẽ trong tuần vừa qua, trở thành một trong các động lực nâng đỡ quan trọng tại nhóm trụ cột. Fubon ETF thu hẹp trạng thái giải ngân trong ngắn hạn tuy nhiên lực mua ròng vẫn mạnh mẽ tại nhiều quỹ ETF khác. Theo đó, các quỹ ETF đã mua ròng tổng cộng gần 192 tỷ đồng trong phiên thứ Sáu và hơn 1,85 nghìn tỷ đồng tính chung cả tuần qua. ETF mua ròng nhiều nhất trong tuần là VN Diamond ETF.

→ Dòng tiền lớn kết thúc đà rơi không thể là dòng tiền của NĐT cá nhân, chủ yếu đến từ “tay to” và các quỹ. Và cũng không phải dòng tiền nóng, áp lực vốn vay mà có thể kỳ vọng dòng tiền đầu tư giá trị mang tính lâu dài và bền vững.

2. Tin đồn: Chính phủ can thiệp

Đặc sản của TTCK Việt Nam mà không một sách vở nào có: Tin đồn.

Thị trường giảm do tin đồn xấu và ngược lại, thị trường hồi phục cũng do tin đồn tốt. Mặc dù chưa có một chính sách cụ thể rõ ràng chi tiết về việc tháo gỡ những khó khăn trên thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp nhưng việc lan truyền có sự can thiệp của Chính phủ đã hỗ trợ tâm lý cho NĐT.

Sức mua của NĐT cũng gia tăng, góp thêm yếu tố dòng tiền. Giá CP tăng mạnh thì sức mua tăng mạnh. Khi đó margin lại tăng lên.

Lái đã gom đủ hàng hay chưa - Bao lâu?

Góc nhìn cho trung và dài hạn: Khi tin xấu không thể nào xấu hơn. Vấn đề lớn về dòng tiền được khơi thông. Trái phiếu doanh nghiệp phát hành thêm “èo uột”, áp lực đáo hạn năm 2023. Xem chi tiết ở đây: Áp lực trái phiếu bất động sản giảm đáng kể, giá trị đáo hạn chỉ còn 21 nghìn tỷ đồng từ nay cuối năm - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

https://lh4.googleusercontent.com/P0lvLJqtN7MSTA4g_Yf4tXlwGGXhNiFm0t9SuqTETqfa9YRxCO3glj9Tlu2eNMwgs1s0uI_w-q7D-DcHRgmuX0Ak1q-rjhHUQYVAik-jFvQuvX-gc4HjgIFA8Q2E0dMipfOn8r5DPEpvCTvzmD7ZC1-8A_k_UnRFKXjlh3ljiI-NBcLr6kcZ40YsqWuxxQ(image larger than 256 KB)

Câu chuyện của đầu năm 2023 có thể sẽ dễ chịu hơn khi mà room tín dụng mới. Ở vị thế của tiền lớn, họ sẽ nhìn vào bối cảnh vĩ mô vài năm tới và gom dần làm nhiều lần để sở hữu “món hàng” ở giá hấp dẫn nhất. Xuân - hạ - thu đông, cần hàng THÁNG để gieo trồng, vun đắp mới có ngày hái quả.

→ Vnindex hồi phục đến đâu? Nếu dòng tiền tiếp tục được duy trì mức cao và gia tăng, thị trường tiếp tục duy trì đà hồi phục trong ngắn hạn với xu hướng lớn hiện tại vẫn là downtrend. Để thị trường thật sự tạo đáy dài hạn thì cần những BƯỚC ĐI CỤ THỂ để khơi thông DÒNG TIỀN.

Trao đổi thêm!

Ngọc Hiệp

Tiếp tục về câu chuyện DÒNG TIỀN: Hố đen…

Thị trường bây giờ không khác gì một người bệnh nặng mới ốm dậy… Năm nay đã trải qua 2 đợt giảm, khốc liệt nhất trong 10 năm gần nhất trở lại đây. Trung - Dài hạn rõ ràng vẫn ở xu hướng downtrend. Ngắn hạn nếu tích cực chỉ kỳ vọng nhịp hồi.

Dòng tiền - Trái phiếu DN vẫn là yếu tố chính.Thị trường đã và đang “thiếu máu”, thế nhưng đáng buồn là dòng máu mới lại bị bơm cho những vết thương khó lành - NVL EIB PDR… Sẽ khó là một vài phiên, mà cần hàng THÁNG.

Tâm lý NĐT hiện tại vẫn còn lo sợ do vừa trải qua giai đoạn downtrend vừa qua. Các phiên gần nhất Hiệp đánh giá là những phiên tìm vùng cân bằng tích lũy nhấp nhả, số mã tăng gấp rưỡi mã giảm, biến động trong phiên, sắc xanh lan tỏa nhiều nhóm ngành. CP khi hồi mạnh lên vùng kháng cự, ở mức 3-4 cây trần thì cần tích lũy mới đi tiếp được, nhà đầu tư bắt đáy lãi nhiều, mua được số lượng ít, trải qua giai đoạn vừa rồi nên luôn trong tâm lý “nôn” muốn bán.

Vẫn có niềm tin là tích lũy đủ thị trường sẽ tiếp tục đi lên vì cơ bản việc call margin hay force sell toàn thị trường đã vơi bớt. Khách quan thì nó vẫn còn ở một vài “ung nhọt”.

Những CP xấu nhất như NVL, PDR hay EIB muốn “cứu” giá sàn… nhưng chưa thành công → Hãy xem NVL PDR hay EIB… là những tác nhân xấu nhất, và hành động ở nhóm này thêm tiêu chí để đánh giá thị trường. Hôm nay cũng là phiên hàng bắt đáy khối lượng cao về…

Trong lúc nước ngoài bán ròng, nguồn lực trong nước liệu có đủ để nâng đỡ? Nếu các quỹ xếp hàng “sale off” món hàng này, ai sẽ là người gom tất cả…

Kịch bản tích cực nhất vẫn là tích lũy đi ngang chấp thụ cung chốt lời và cung trên đầu để tìm vùng cân bằng và chờ yếu tố dòng tiền giá trị - tin tức chính thức để break thành công kháng cự tâm lý 950 điểm. Mẫu hình 2 đáy cũng là kịch bản nhiều người mong chờ, khi những CP đầu ngành như: SSI HPG STB… đại diện cho các nhóm vốn hóa lớn cũng đang về mốc định giá hấp dẫn.

Dòng tiền ETF tiếp tục vào ròng, các phiên gần nhất cũng tạm hoãn đà mua ròng mạnh. Nếu Vnindex rớt về mốc 900 điểm, có đủ hấp dẫn để kích thích dòng tiền này tiếp tục gom hàng?

Lượng tiền tươi thóc thật là cần thiết trong lúc này. Loại bỏ đi yếu tố margin qua đà trên thị trường.

Mùa đông sẽ đến, yên bình đi ngang, liệu ai chịu trước cái lạnh rét buốt này?