Nhóm Khu công nghiệp hưởng lợi sự dịch chuyển dòng vốn FDI, lịch sử lặp lại năm 2018-2019

, , , , , , ,

BĐS KCN luôn là mục tiêu của chính phủ, vì ngành này kiếm ngoại tệ về giúp tăng trưởng GDP. Các kế hoạch phát triển Đầu Tư Công chủ yếu cũng là dọn ổ đón đại bàng. Còn BĐS dân sinh quả thực hành lang pháp lý vẫn cần cải thiện, Chính Phủ thì đang thúc ép các Doanh nghiệp “phải nhận” xây dự án nhà ở xã hội. Nói BĐS dân sinh không hưởng lợi thì không phải, nhưng nếu nói cái nào được chính phủ quan tâm hơn thì xưa nay nhóm KCN luôn có cái nhìn ưu ái hơn mà

1 Likes

Có video chia sẻ nhóm này trên kênh youtube của mình vs fb nhé bạn , có thể xem lại quan điểm catalyst lý do mình chọn nhóm này đầu tư

1 Likes

Để mình tìm. Thanks bạn.

Sao KBC k ai nhắc đến nữa vây

Muốn cờ bạc với T đen à, bds cn chỉ canh IDC VGC mua thôi

hàng lừa đảo tránh xa

Quan điểm của Thủ tướng Chính phủ có liên hệ mật thiết với ngành bds KCN.

SGT sau này mới là siêu cổ BĐS nhà ở kết hợp KCN

1 Likes

Mình đã xem video của bạn @NguyenCuong_CE. Nội dung rất chất lượng. Thank bạn!

Mình chỉ có một số ý thế này muốn đóng góp cho cộng đồng mà ít thấy VN nhắc tới!

Các dòng vốn quốc tế cũng rất e ngại đầu tư vào một nước China có số dân tăng trưởng âm rõ nét ( đã rút ròng 66 tỷ USD từ đầu năm). Vì một mức tăng trưởng dân số âm dẫn đến suy giảm khả năng cung ứng lao động cho chuỗi sản xuất.

Bạn nào học dân kinh tế chắc vẫn nhớ hàm sản sản xuất cobb douglas y= f(K,L) ( K là vốn, và L là lao động) trong một nền kinh tế có lợi thế theo quy mô ( một increasing returns to scale production function) , bây giờ thiếu L để cung ứng cho quá trình sản xuất, ( giá nhân công ở TQ đã gấp 3 lần VN phản ánh điều này). Rất giống những gì Nhật, Ý, Tây Ban Nha trước kia. Các dòng vốn quốc tế bây giờ sẽ tìm đến nơi giúp có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn, và đa rạng hóa rủi ro,…

Trong những năm tới TQ chắc chắn sẽ more caring and less manufacturing.

1 Likes

giá cao chưa hẳn là thiếu hấp dẫn đâu nhé. Cái quan trọng nhất trong tư bản là lợi nhuận thu về. Giá cao nhưng rõ ràng công nhân TQ có tay nghề cao, được đào tạo bài bản và chuyên giao công nghệ bao nhiêu năm nay rồi. Những con người như thế sẽ cho ra sản phẩm chất lượng và tăng số lượng sản phẩm lên.

Số liệu về dòng vốn quốc tế đang nói khác. Đang rút rất mạnh ra khỏi TQ. Đã rút 66 tỷ USD từ đầu năm.
Fa2dAiZXoAAyqof ( nguồn https://www.iif.com/)

Ngược lại đang chảy mạnh vào VN, India, Indonesia ! Bạn có thể tự check số liệu!

Câu chuyện rút vốn khỏi TQ đã có khá lâu, các chính sách như zero covid của Trung Quốc đang ảnh hưởng nhiều tới dòng FDI. Và chính những nguyên nhân đó nên tôi đã mua cổ phiếu KCN từ năm ngoái rồi.

Vậy đang rút mạnh hơn từ quý 1 năm nay!

Về lâu dài tôi nghĩ không rút kinh khủng như báo đài đưa tin đâu. Thú thật thì công nhân TQ có tay nghề cao nên vẫn có sức hút mạnh. Đấy là tôi nghĩ vậy

Tôi có nghe báo đài mấy vấn đề này đâu. Tôi lấy số liệu, thông tin từ những nguồn tin cậy nhất! Xu hướng suy giảm dân số rõ nét vậy thì họ bắt buộc họ phát rút dần thôi.

Mỹ cấm các công ty công nghệ xây dựng cơ sở mới ở Trung Quốc trong 10 năm (cafebiz.vn)

E&T dẫn phát biểu của các quan chức chính quyền Joe Biden cho biết, các công ty công nghệ Mỹ, nhận nguồn tài trợ Liên bang không được phép xây dựng các cơ sở “công nghệ tiên tiến” ở Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ký đạo luật CHIPS. Ảnh E&T

Tổng thống Mỹ Joe Biden ký đạo luật CHIPS. Ảnh E&T

Hướng dẫn này được công bố như một phần trong kế hoạch trị giá 50 tỷ đô la Mỹ (43 tỷ bảng Anh) của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn trong nước.

Thông tin này là diễn biến mới nhất trong cuộc chiến tranh công nghệ kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh. Các công ty Mỹ yêu cầu chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nhằm giảm sự phụ thuộc vào những linh kiện sản xuất tại các nhà máy Trung Quốc.

Là một phần của nỗ lực đa dạng hóa công nghệ nhằm phá bỏ ưu thế sản xuất của Trung Quốc. Tháng 8/2022, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Khoa học và Thiết bị chip (Chips), cung cấp 52 tỉ USD để khuyến khích sản xuất chất bán dẫn trong nước, cũng như nghiên cứu và phát triển các dự án liên quan.

Ngày 9/8, tổng thống Joe Biden ký dự luật CHIPS nhằm tăng cường khả năng sản xuất chất bán dẫn của Mỹ.Đạo luật Khoa học và CHIPS năm 2022, nhận được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng, cung cấp gói ngân sách 52,7 tỉ USD để tăng sản xuất chất bán dẫn trong nước.

Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại Mỹ cho biết: “Chúng tôi sẽ thực hiện các rào chắn để đảm bảo những cơ sở nhận được nguồn ngân sách CHIPS không thể xâm phạm đến an ninh quốc gia. Các doanh nghiệp không được phép sử dụng số tiền này để đầu tư vào Trung Quốc, không được phát triển các công nghệ tiên tiến hàng đầu ở Trung Quốc trong thời gian mười năm”.

Lệnh cấm xây dựng các nhà máy công nghệ mới ở Trung Quốc được đưa ra một tuần sau khi nhà sản xuất chip Nvidia của Mỹ cho biết, Bộ Thương mại Mỹ thông báo ngừng xuất khẩu một số công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty sang Trung Quốc, do có những tiềm năng rủi ro về việc các sản phẩm được sử dụng trong các mục đích gây tổn hại cho lợi ích Mỹ hoặc chuyển hướng sang “mục tiêu quân sự”.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hy vọng sẽ có các đơn xin tài trợ cho những cơ sở sản xuất mới vào tháng 2/2023 và cung cấp khoản tín dụng thuế đầu tư 25% cho các nhà máy sản xuất chip từ năm 2023.

Bà Raimondo nhấn mạnh, nguồn ngân sách này nhằm giúp các công ty tối đa hóa quy mô dự án sản xuất. Mỹ cần thúc đẩy các công ty phát triển mạnh hơn với quy mô lớn hơn. Bộ thương mại sẽ đàm phán từng giao dịch với các doanh nghiệp, các công ty nhận tiền từ chính phủ sẽ cần phải chứng minh số tiền là hoàn toàn cần thiết để thực hiện các khoản đầu tư.

Mỹ hiện sản xuất khoảng 10% nguồn cung cấp chất bán dẫn toàn cầu, vật liệu then chốt cho xã hội hiện đại, từ ô tô đến điện thoại di động, giảm gần 40% so với năm 1990. Trung Quốc chiếm hơn 5% thị phần chất bán dẫn toàn cầu, Đài Loan là nhà sản xuất chính của công nghệ. Đảo hiện đang sản xuất 65% chất bán dẫn trên thế giới và gần 90% chip tiên tiến.

Đạo luật Chips được hiểu là một phản ứng trực tiếp đối với tình trạng thiếu chất bán dẫn, khiến các công ty như Ford, Jaguar Land Rover, Volkswagen, General Motors, Nissan, Daimler, BMW, Renault và Toyota phải đóng cửa một số nhà máy, giảm quy mô sản xuất hoặc loại trừ các tính năng cao cấp như hệ thống định vị vệ tinh tích hợp.

Theo hướng dẫn mới, các công ty nhận được tài trợ từ CHIPS sẽ chỉ có thể mở rộng các nhà máy sản xuất đã hoàn thiện để phục vụ thị trường Trung Quốc. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington phản đối dự luật bán dẫn, gọi đây là hành động gợi nhớ đến “tâm lý Chiến tranh Lạnh”.

Đầu năm 2022, Bà Raimondo cảnh báo, cuộc khủng hoảng chip toàn cầu dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2023 và có lẽ còn lâu hơn nữa do ngành sản xuất vẫn đang phải cố gắng thúc đẩy các hoạt động đầu tư để đáp ứng nhu cầu thế giới.

2 Likes

VN hưởng lợi.

Tin này quan trọng đấy